BÊ BỐI TOÀN CẦU- HỒ SƠ PANAMA - Trang 117

gì ông Gunnlaugsson nói không quan trọng nhưng không lâu sau, ông tham
gia chính trường. Năm 2009, ông làm Chủ tịch đảng Tiến bộ và được bầu
vào quốc hội tháng 4 cùng năm. Khi đó, một luật mới về minh bạch đối với
các thành viên quốc hội Iceland có hiệu lực, theo đó yêu cầu nghị sĩ khai
báo nếu có cổ phần quá 25% tại một công ty nào đó. Ông Sigmundur
Gunnlaugsson không khai báo cổ phần tại Wintris cho dù ông nắm 50% cổ
phần. Ông Gunnlaugsson nói với tờ Süddeutsche Zeitung rằng mình không
làm gì sai trái, rằng các công ty không thực sự làm ăn kinh doanh gì thì
không phải là đối tượng của luật trên. Ngày 31/12/2009, ông Gunnlaugsson
đã bán một nửa Wintris cho bà Pálsdóttir. Theo hợp đồng có trong “Hồ sơ
Panama”, công ty có giá hàng triệu USD đó được bán với giá 1 USD.

Việc dính dáng tới một công ty ở một “thiên đường thuế” nếu bị phát

hiện thì không phải là điều dễ chịu với bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào.
Nhưng với ông Gunnlaugsson, đây còn là một đòn giáng mạnh vào liêm
chính chính trị của ông. Quá trình vươn tới quyền lực của ông bắt đầu bằng
phong trào chính trị của người dân “Bảo vệ Iceland” (InDefence of Iceland)
vốn ra đời sau khi ba ngân hàng Iceland sụp đổ. Lúc bấy giờ, ông
Gunnlaugsson dường như là một đại diện mạnh mẽ cho lợi ích của người
dân Iceland trước đòi hỏi mang tính “kền kền” của Chính phủ Anh về việc
đảm bảo các khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức Anh tại ba ngân hàng bị
Iceland quốc hữu hóa. Dù vậy, ông không hé nửa lời với những người tham
gia chiến dịch InDefense rằng gia đình mình có lượng trái phiếu trị giá
hàng triệu USD tại ba ngân hàng vừa phá sản.

Khi được bầu làm thủ tướng năm 2013, ông Gunnlaugsson một lần nữa

lại “quên” khai lợi ích kinh doanh cá nhân. Mới năm 2015, chính phủ của
ông Gunnlaugsson đã nhất trí một thỏa thuận gây tranh cãi. Tính đến thời
điểm đó, các chủ nợ nước ngoài của ba ngân hàng bị sụp đổ khi rút tiền ra
khỏi Iceland bị tính 39% “thuế ổn định”. Ông Gunnlaugsson đồng ý thay
khoản này bằng “khoản đóng góp” lấy từ tài sản còn lại của ba ngân hàng
bị quốc hữu hóa. Theo các chuyên gia, động thái này khiến nhà nước
Iceland mất hơn 2 tỷ euro. Thay vào đó, số tiền này sẽ rơi thẳng vào túi các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.