Cho đến năm 2008, Iceland từng có giai đoạn phát triển tài chính loạn
xạ: doanh thu các ngân hàng ở Iceland chiếm đến 1.035% GDP của đất
nước!
Thời đó ở Iceland có quá nhiều người giàu nhanh chóng. Nhà báo
Iceland Sigrún DavÍðdóttir khẳng định thời đó “ở Iceland nếu bạn không có
công ty bình phong thì xem như bạn chả ra gì” và các ngân hàng hầu như
chỉ chuyên tâm làm chuyện lập ra các công ty bình phong để thu phí dịch
vụ quản lý.
Một thời loạn như thế đã tạo ra mối quan hệ nguy hiểm ăn sâu bám rễ
của giới lãnh đạo chính trị với hệ thống tài chính.
Người dân vẫn cho rằng thời kỳ “phát triển bong bóng” 2000-2008 là do
các chính trị gia phái bảo thủ tạo ra và khích lệ, trong đó có hai vị thủ
tướng là David Oddsson (sau đó trở thành chủ tịch Ngân hàng Trung ương
Iceland) và Geird Haarde (sau đó bị kết án hồi năm 2012 về trách nhiệm
điều hành đất nước trong giai đoạn khủng hoảng 2008).
Vì thế, trong tình cảnh đất nước khó khăn mà người dân phát hiện thấy
lãnh đạo chính trị có nhiều tiền bỏ ở nước ngoài thì làm sao kìm nén nổi sự
giận dữ.