khoản, nhưng ít nhất cũng giúp nhìn thấy những khoản tiền khổng lồ đã
dịch chuyển giữa nước này sang nước khác như thế nào.
Các dữ liệu bước đầu cho thấy những giao dịch này phức tạp đến mức
khó lòng kiểm tra được (dù đây là bước bắt buộc theo luật quốc tế) nguồn
gốc xuất phát hoặc điểm đến cuối cùng của những số tiền đó.
“Tài liệu Panama” cũng hé lộ cho thấy việc các ngân hàng chủ động “tái
cân bằng” để né tránh các quy định của luật quốc tế. Chẳng hạn quốc gia
nào siết chặt quy định về thuế khóa thì không lâu sau đó các công ty bình
phong từ từ chuyển sang những quốc gia/lãnh thổ “dễ thở” hơn.
Chẳng hạn cho đến đầu những năm 2000, các công ty bình phong rất
thích làm ăn ở quần đảo Virgin thuộc Anh vì môi trường ở đây cho phép
mở và đóng công ty trong vòng chỉ 24 giờ.
Mãi đến năm 2004 đảo Tortola thuộc quần đảo Virgin mới bắt đầu có
quy định siết chặt về tính ẩn danh của các công ty bình phong, và mãi bảy
năm sau đó mới có quy định cấm hẳn việc giấu tên chủ sở hữu.
Virgin khó thì có Seychelles dễ. Phải đến năm 2011 quần đảo nhỏ bé
thuộc Ấn Độ Dương này mới bắt đầu thật sự siết chặt quy định liên quan tài
chính. Các ngân hàng cũng chẳng sợ vì họ còn đó những địa điểm trú ẩn
như Panama, Hong Kong và Dubai…