Nhiều chiêu chuyển tiền
Tổng cộng Công ty Mossack Fonseca đã làm dịch vụ cho 16.300 công ty
bình phong có chủ người Hoa, chiếm 29% tổng số công ty nước ngoài mà
công ty luật này đang hỗ trợ.
Ông Andrew Collier, nhà phân tích của Orient Capital Research – văn
phòng tham vấn đặt tại Hong Kong, giải thích lý do: “Người Trung Quốc
đưa tiền ra nước ngoài qua các công ty bình phong vì kinh tế nước nhà có
dấu hiệu chựng lại. Thị trường bất động sản sụp đổ sau thời kỳ phát triển
bong bóng ở một số vùng tại Trung Quốc, rồi thêm mối lo từ chiến dịch
chống tham nhũng sẽ có những ảnh hưởng đến nguồn tiền nên họ muốn
chuyển ra ngoài”.
Trong tình hình đó, Hong Kong trở thành điểm lý tưởng. Luật của Trung
Quốc quy định mỗi người dân chỉ được phép đưa tiền ra nước ngoài giới
hạn ở 50.000 USD một năm.
Nhưng theo các nhà phân tích, một trong những mánh khóe để đưa được
tài sản qua ngõ Hong Kong là hóa đơn giả: hàng hóa/tài sản từ Trung Quốc
đại lục xuất đi sẽ được định giá thấp nhưng sau đó được nhân giá cao lên
nhiều lần khi nhập vào Hong Kong. Tiền lời phát sinh sau đó được đưa vào
các công ty bình phong.
Ông Collier khẳng định: “Nhiều người xác quyết rằng có một đường dây
hóa đơn giả khổng lồ liên quan những tài sản giao dịch giữa Trung Quốc
với Hong Kong và Hong Kong được dùng như bước đệm để đưa nguồn tiền
đi nơi khác”.
Theo ông David Webb – cựu lãnh đạo ngân hàng, nay trở thành người
đấu tranh cho minh bạch tài chính, thị trường chứng khoán Hong Kong
thường dễ nhắm mắt làm ngơ về nguồn gốc của các công ty đăng ký giao
dịch, bởi lẽ họ không muốn mất đi nguồn khách quá lớn từ Trung Quốc đại
lục.
Ông Webb giải thích: “Bên Hong Kong áp dụng chính sách “không hỏi
gì, không nói gì” (đối với nguồn gốc các công ty đăng ký) dù rằng họ biết