Không dễ có bằng chứng
Với vụ rò rỉ tài liệu lần này, những cái tên có liên quan các lãnh đạo
chính trị Trung Quốc một lần nữa cũng gây sóng gió. Dĩ nhiên ở đây vẫn
chưa xác nhận việc lập công ty ở nước ngoài của họ là có nhằm mục đích
tẩu tán tài sản hoặc có gì thiếu minh bạch hay không. Đó là chưa kể các nhà
báo chỉ có những tài liệu cho thấy những cái tên cùng những công ty.
Vì lẽ đó, ngay từ hôm 4-4, tức một ngày sau khi báo chí quốc tế đồng
loạt công bố những cái tên cộm cán có liên quan “Tài liệu Panama”, chỉ
một tờ báo ở Trung Quốc lên tiếng về vụ việc là Thời Báo Hoàn Cầu.
Tờ báo không nêu rõ vụ việc liên quan những người thân của các lãnh
đạo chính trị của Trung Quốc mà chỉ phản ứng theo kiểu phản bác “luận
điệu sai trái” của phương Tây.
Tờ báo này viết: “Cứ mỗi lần có vụ rò rỉ tài liệu kiểu như vầy, truyền
thông phương Tây lại nắm quyền kiểm soát việc diễn giải tài liệu và
Washington cho thấy có một phần ảnh hưởng trong đó”.
Báo chí Trung Quốc gần như tuyệt đối không thông tin về vụ “Tài liệu
Panama” dù rằng trong vụ này có nêu tên ông Deng Jiagui (Đặng Gia Quý)
là anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Đặng được cho là có ba công ty, trong đó một lập năm 2004 (giải
thể năm 2007) và hai cái khác thành lập năm 2009. Vì tài liệu cũng chưa
giải mã nên không thể biết các công ty đó hoạt động kiểu gì, nhưng chỉ biết
được hai công ty lập sau không còn hoạt động gì từ sau tháng 11-2012 là
thời điểm ông Tập lên giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một cái tên khác mới mà… cũ là bà Li Xiaolin (Lý Tiểu Lâm), con gái
của cựu thủ tướng Lý Bằng. Tại Trung Quốc, bà Lý được mệnh danh là “nữ
hoàng điện” vì nắm giữ những trọng trách trong các doanh nghiệp nhà nước
lĩnh vực năng lượng.
Bà cùng chồng có một công ty tên Cofic Investments thành lập năm
1994 tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Công ty này, do Mossack Fonseca làm