Toàn cầu hóa báo chí
Giám đốc ICIJ Gerard Ryle nói, nếu chỉ là một tờ báo thì không thể khai
thác được một tài liệu khổng lồ như vậy. ICIJ là một hội nhỏ có trụ sở ở
Washington, được thành lập năm 1997 vào một thời điểm mà cuộc sống,
kinh tế và các vụ bê bối trở nên toàn cầu, vì vậy nhiều cuộc điều tra cũng
phải toàn cầu. Khoảng gần 200 nhà báo từ 65 quốc gia, là thành viên của
mạng lưới và cùng nhau làm việc trong những chương trình điều tra, tin
vào điều này. Các hội viên ở Đức gồm có các phóng viên điều tra Hans
Leyendecker, Frederik Obermaier, Bastian Obermayer, nhà báo của đài ND
Julia Stein cũng như Georg Mascolo, người điều hành nhóm điều tra từ các
cộng tác viên các đài NDR, WDR và tờ báo SZ.
ICIJ chuyên về các hồ sơ lớn. Làm việc cho liên đoàn không chỉ các nhà
báo, mà còn các chuyên gia máy tính giúp đỡ các nhà báo để họ có thể tìm
kiếm ví dụ với từ khóa từ các tập tin định dạng khác nhau. Họ thiết lập một
phòng tin ảo, cung cấp tất cả các tài liệu trên các máy chủ mà các nhà báo
có thể tiếp cận được từ văn phòng của họ.
Từ nhiều năm qua ICIJ đã vạch trần nhiều vụ bê bối toàn cầu, như về
việc buôn lậu của các tập đoàn thuốc lá, đánh cá bất hợp pháp, buôn bán
các bộ phận xác chết hoặc sử dụng của các công ty lính đánh thuê tư nhân
trong các cuộc chiến tranh. ICIJ được biết đến trên toàn thế giới là qua
chương trình Offshore leaks, lúc Ryle, một nhà báo điều tra, từng đoạt giải
thưởng từ Úc, và kể từ năm 2011 giám đốc của nhóm ICIJ, được cung cấp
dữ liệu từ các thiên đường thuế, 160 lần rộng lớn hơn so với các hồ sơ
WikiLeaks. Tiếp theo là những tường thuật khác về việc chuyển tiền quốc
tế và thiên đường thuế, bao gồm cả Luxembourg Leaks và Swiss Leaks.