Nhiều cách nhìn nhận
Theo báo Le Monde, thật ra danh xưng “thiên đường thuế” thay đổi tùy
theo tiêu chí đánh giá và phân loại. Trên cơ sở bốn tiêu chí nêu trên của
OECD, hai chuyên gia Pháp Esther Jeffers và Dominique Plihon đánh giá
có hơn 100 thiên đường thuế trên thế giới.
Trong khi đó, OECD chia thiên đường thuế làm ba loại: “loại đen” là các
nước không hợp tác về thuế, “loại xám” là các nước cam kết tuân thủ luật
nhưng không thực hiện hoặc tuân thủ cho có, cuối cùng “loại trắng” là các
nước nỗ lực tuân thủ và có pháp luật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của
OECD.
Cách xếp loại này được thực hiện theo tinh thần hội nghị G20 ở London
hồi tháng 8-2009, tuy nhiên vẫn bị phản đối. Tổ chức Mạng lưới công bằng
thuế ở Anh cho rằng cách xếp loại của OECD không hiệu quả và các yêu
cầu của OECD không đầy đủ. Tổ chức này đã căn cứ mức độ minh bạch để
xếp hạng 10 thiên đường thuế, trong đó không có… quần đảo Virgin thuộc
Anh.
Báo Le Figaro ghi nhận danh sách thiên đường thuế dễ được chấp nhận
nhất là danh sách công bố năm 2000 của Hội đồng Ổn định tài chính (tổ
chức quốc tế có trụ sở ở Thụy Sĩ). Danh sách này gồm 42 nước được chia
làm ba nhóm tùy theo mức độ minh bạch và hợp tác. Quần đảo Virgin
thuộc Anh ở nhóm ba là nhóm tệ nhất.
Một số thiên đường thuế thu hút các công ty đa quốc gia bằng thuế
doanh nghiệp hết sức cạnh tranh. Một số khác áp dụng quy chế hoạt động
dễ dàng nên rất dễ lập công ty đầu tư vốn. Cũng có thiên đường thuế bảo vệ
bí mật ngân hàng rất chặt chẽ, bởi thế cá nhân và doanh nghiệp muốn trốn
thuế ở nước họ thích tìm đến đây.
Báo Le Monde nhận định sở dĩ các thiên đường thuế như quần đảo
Virgin thuộc Anh bị soi mói vì phần lớn công ty hoạt động ở đây đã biến
tướng thành công ty bình phong nhằm mục đích che giấu tài sản dưới tên
giả. Lý do vì pháp luật tại đây không minh bạch và chặt chẽ nên thường trở