Chật vật tìm giải pháp
Nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế, trong năm năm trở lại đây Chính
phủ Đan Mạch đã siết chặt luật thuế. Theo luật mới (sẽ sớm được đưa vào
áp dụng) hằng năm, các ngân hàng tại các “thiên đường tài chính”, thí dụ
như ngân hàng Thụy Sĩ, sẽ phải báo cáo cho Cục Thuế Đan Mạch về tình
hình tài chính của các công dân Đan Mạch có tài khoản tại đó. Các ngân
hàng Thụy Sĩ cũng sẽ phải có bổn phận tìm hiểu ai là người chủ thật sự khi
có một công ty muốn mở một tài khoản.
Khối Liên minh châu Âu (EU) cũng đang rất quyết tâm thực hiện các
biện pháp chống trốn thuế. Trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khối
G20 diễn ra tại Washington ngày 15-4 (bên lề cuộc họp thường niên của
Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới), câu chuyện chống trốn thuế
một lần nữa là chủ đề chính trong thời điểm nóng bỏng của vụ “Tài liệu
Panama”.
Ba nước Đức, Pháp và Ý đang cổ súy cho việc buộc phải thể hiện rõ tên
người thụ hưởng thật sự của các công ty bình phong ở những nơi được cho
là “thiên đường tài chính”.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin thậm chí trình bày bộ giải pháp
13 điểm để chống mọi hình thức gian lận, trốn thuế, né thuế… Các bộ
trưởng cũng sẽ nêu vấn đề lập danh sách đen những “thiên đường tài chính”
chung cho các nước, nhưng các nhà quan sát cho rằng bản danh sách này sẽ
khó được thực hiện.
Với giải pháp trao đổi thông tin tài chính tự động cấp toàn cầu thì đang
vướng phải hai ông lớn là Trung Quốc và Mỹ.
Một quan chức cấp cao ở Washington giải thích rằng Trung Quốc vẫn
cho rằng tại nước mình không có tình trạng trốn thuế ở nước ngoài chi cả
và Trung Quốc lại đang là chủ tịch G20 năm nay nên mọi việc thông qua
các văn bản liên quan vấn đề này sẽ khó.
Mỹ vẫn giữ thái độ kẻ cả như mọi khi khi tuyên bố rằng luật Fatca của
mình trong lĩnh vực trao đổi thông tin tự động vẫn đang hữu hiệu nên