Người quyết định
Quả thực với mức độ tài liệu ngồn ngộn và khó kiểm tra như thế phải cần
đến ICIJ vốn đã có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật lẫn tác nghiệp điều tra trong
các vụ việc tương tự (quy mô nhỏ hơn) trước đây. Chưa kể việc điều tra
đụng đến các công ty bình phong quy mô xuyên biên giới liên quan nhiều
nước nên việc vận dụng đến hệ thống các nhà báo điều tra quốc tế là hiệu
quả nhất.
ICIJ đã bay sang Đức để gặp ban biên tập báo Süddeutsche Zeitung
nhằm thảo luận về khả năng hợp tác. Các tờ báo lớn từ các nước được mời
tham gia.
Trong trường hợp của báo Le Monde của Pháp, dĩ nhiên chủ báo và tổng
biên tập báo là những người đầu tiên được biết về sự tồn tại của “Tài liệu
Panama” nhưng quyết định tham gia vào cuộc chơi hay không lại là… giám
đốc bộ phận tài chính. Cách thức này gần như giống nhau ở tất cả các báo.
Giám đốc tài chính phải lên kế hoạch đánh giá xem, dĩ nhiên chỉ ở mức
phỏng đoán, sẽ phải tốn kém bao nhiêu để đầu tư cho việc giải mã tài liệu
và kế đến là phương án kinh doanh một khi các bài báo được tung ra.
Dẫu việc điều tra để tung hê những tên tuổi gian lận tài chính, đặc biệt là
những nhân vật tai to mặt lớn, sẽ khiến độc giả thích thú và giúp làm tăng
uy tín của tờ báo trong lòng bạn đọc nhưng số tiền đầu tư cho công việc
này sẽ không nhỏ và thậm chí là có thể mất trắng nếu việc điều tra không đi
đến đâu.
Thực tế cho thấy không ít tờ báo đã phải rút lui giữa đường trong quá
trình điều tra (bước đầu) kéo dài chín tháng vì không đủ khả năng tài chính
để tham gia đến cùng.
Một khi chủ báo cùng ban biên tập quyết định tham gia cuộc chơi thì bộ
máy bắt đầu khởi động. Thoạt tiên là các thành viên tham gia phải thống
nhất quy cách làm việc và định hướng khai thác thông tin.
Việc này cũng không quá xa lạ vì nhiều tờ báo tham gia với ICIJ đã có
kinh nghiệm trong những vụ điều tra tương tự trước đây. Nguyên tắc lớn