của cuộc chơi là “chia sẻ thông tin và không cạnh tranh”.
Trong quá trình điều tra, khi các nhà báo tìm được thông tin quan trọng
và đã kiểm chứng đầy đủ thì thông tin đó sẽ được chuyển lên cho “hệ thống
dữ liệu” để mọi người tham gia vụ giải mã biết được ai đã làm gì và tìm
được gì.
Ví dụ bên báo Pháp tìm được thông tin bước đầu liên quan đến nhân vật
mình muốn khai thác thì sẽ báo động lên hệ thống để các đồng nghiệp quốc
tế được biết. Khi đó nếu có đồng nghiệp ở Đức tìm được thông tin nào đó
(từ nguồn tiếng Đức) thì sẽ cung cấp hỗ trợ cho đồng nghiệp bên Pháp.
Quy trình hỗ trợ nhau là như thế, có qua có lại, đoàn kết, không cạnh
tranh giấu nhẹm thông tin riêng cho mình.
Từng tờ báo sẽ phải lựa chọn người tham gia vào cuộc điều tra quy mô
này. Yêu cầu dĩ nhiên phải là có khả năng làm báo điều tra, am hiểu về lĩnh
vực đang phải điều tra, đặc biệt là về tài chính.
Có một điều thú vị là do đặc thù của loại điều tra này liên quan đến các
nhân vật chính trị nên các nhà báo viết trong mảng chính trị không được
gọi tham gia. Lý do của ban biên tập: phải bảo mật, tuyệt đối không để các
chính khách có thể biết được việc tờ báo đang làm.
Một lý do tế nhị khác: ban biên tập lo ngại nhà báo có thể “chuyển màu”
bán thông tin cho chính khách mình quen biết để đổi lấy lợi ích cá nhân.
Ngoại ngữ và các mối quan hệ ở nước ngoài cũng là yếu tố giúp nhà báo
được ưu tiên chọn lựa.
Về mặt tài liệu, phần lớn dữ liệu trong “Tài liệu Panama” là bằng tiếng
Anh (được xem như ngôn ngữ phổ thông giúp giao dịch xuyên biên giới)
nhưng cũng có một số tài liệu bằng tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Hoa và tiếng Nga. Vì thế ở mỗi tờ báo, những phóng viên biết làm điều tra
mà giỏi thêm ngoại ngữ sẽ được mời tham gia.