Có một số ngành dễ tạo ra lợi nhuận hơn những ngành khác.
Nhưng một lần nữa, chúng tôi xin cảnh báo các độc giả rằng đừng
đơn giản hóa những phát hiện và gợi ý của chúng tôi khi muốn một
câu trả lời ngắn gọn, súc tích cho câu hỏi “Làm sao để trở thành
triệu phú ở Mỹ?”.
CHỈ CÓ NHỮNG THAY ĐỔI LÀ DỰ ĐOÁN
ĐƯỢC
Mọi thứ luôn thay đổi, ngay cả ở nơi mà chúng tôi gọi là môi
trường kinh doanh sở hữu hay tự quản lý. Hãy lấy ví dụ về ngành
giặt khô. Đúng ra, cái tên phù hợp và đầy đủ phải là dịch vụ giặt là,
giặt khô và may mặc. Về ngành này, ngay từ năm 1988 Tom Stanley
đã viết như sau:
“Trong năm 1984, có 6.940 hiệu giặt khô hợp doanh; 91,9% có
thu nhập ròng, trong khi đó lợi nhuận bình quân trên doanh thu (lợi
nhuận ròng tính theo phần trăm doanh thu) là 23,4%”. (Marketing
hướng đến giới triệu phú, Thomas J. Stanley [Homewood, Ill.:
Irwin, 1988, tr.190])
Vậy khả năng sinh lợi của ngành này trong những năm sau đó thì
sao? Chúng tôi đã tiến hành phân tích dữ liệu tờ khai thuế thu
nhập liên bang của IRS. Qua đó, chúng tôi xác định được rằng năm
1992, lợi nhuận bình quân trên doanh thu của ngành này là 13%, thu
nhập ròng của chủ hiệu bình quân là 5.360 đô-la, xếp thứ 119 về lợi
nhuận trên doanh thu, tương đương với 8,1%.
Quả là một sự khác biệt to lớn chỉ trong tám năm ngắn ngủi.
Nhưng giặt khô không phải ngành duy nhất thay đổi như vậy. Một
số ngành khác cũng đã trải qua những thay đổi đáng kể về khả
năng sinh lợi. Chẳng hạn, số cửa hiệu quần áo và phụ kiện dành