Một cách khác để xác định sự giàu có của một người, một hộ gia
đình là dựa vào mức giá trị tài sản ròng kỳ vọng. Thu nhập và độ tuổi
là hai yếu tố then chốt quyết định giá trị tài sản nên có của một
cá thể. Nói cách khác, thu nhập của bạn càng cao thì giá trị tài sản
ròng kỳ vọng của bạn càng lớn (giả sử bạn đang làm việc và chưa về
hưu). Tương tự, thời gian bạn còn tạo ra thu nhập càng dài bao nhiêu
thì khả năng tích lũy tài sản của bạn sẽ càng cao bấy nhiêu. Như vậy,
những người có thu nhập cao thì có khả năng đến khi lớn tuổi sẽ tích
lũy được nhiều của cải hơn những người trẻ có thu nhập thấp hơn.
Từ đó suy ra, không nhất thiết phải có thu nhập hàng triệu đô-
la mỗi năm thì bạn mới là người giàu. Chẳng hạn thông thường, giá trị
tài sản kỳ vọng tương ứng dành cho phần lớn người Mỹ ở độ tuổi từ
25 đến 65 có thu nhập thực hàng năm là từ 50.000 đô-la trở lên.
Như vậy, người sở hữu khối tài sản có giá trị cao hơn mức trên là đã
có thể được xem là giàu có so với những người khác trong cùng nhóm
thu nhập hay độ tuổi.
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: Làm sao một người có thể được xem là
giàu có nếu, ví dụ, giá trị tài sản của anh ta chỉ là 460.000 đôla?
Kiểu gì thì anh ta cũng không phải là triệu phú.
Ví dụ, Charles Bobbins là một lính cứu hỏa 41 tuổi còn vợ anh là
thư ký. Tổng thu nhập hàng năm của hai vợ chồng là 55.000 đô-la.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, giá trị tài sản tích lũy của nhà
Bobbins đáng lẽ chỉ xấp xỉ 225.000 đô-la. Nhưng con số thực tế
lại cao hơn nhiều so với những người khác cùng độ tuổi, cùng thu
nhập, thậm chí còn cao hơn so với mức bình quân xã hội.
Do khéo xoay xở chi tiêu trong phạm vi thu nhập của một lính cứu
hỏa và một thư ký mà họ vẫn còn dôi ra một khoản để tiết kiệm và
đầu tư. Xem ra họ không phung phí tiền bạc và với lối sống này
thì vợ chồng Bobbins có thể chu cấp cho bản thân và cả gia đình