mình lấy phải một người không có khả năng kiếm được nhiều
tiền khiến bà khó chịu. Con gái và các cháu của bà có thể sẽ không
được sống trong cái môi trường tương xứng với gia đình thuộc tầng
lớp trung thượng lưu của bà. Vì thế, bà quyết định cải thiện hoàn
cảnh của họ. Bà cho con gái và con rể tiền để mua một ngôi nhà
nằm ngoài khả năng chi trả của hai người. Ngôi nhà nằm trong khu
thượng lưu, nơi phần lớn cư dân đều gửi con cái đến trường tư.
Cách duy nhất để các con bà có thể trụ được ở nơi mức độ tiêu dùng
cao như vậy là trông chờ vào những khoản EOC của bà. Nhưng bà đã
không nhận ra rằng môi trường đó gây ra nhiều trở ngại hơn là môi
trường tự cung tự cấp, ngay cả khi sự tự lập đó đồng nghĩa với việc
phải chấp nhận một lối sống bớt xa hoa hơn.
Mary rất giống con gái của người phụ nữ mà chúng tôi vừa nói ở
trên. Cả hai đều nhận được sự “chăm sóc kinh tế ngoại trú”. Trong
cả hai trường hợp, người chu cấp đều đặt ra một giả định như nhau
là sự “chăm sóc kinh tế ngoại trú” sẽ giúp con cháu vượt qua khó
khăn, rồi sau đó sẽ không còn thiếu thốn nữa. Nhưng mẹ của
Mary đã sai. Bà ấy đã chu cấp cho Mary rất nhiều loại EOC trong
suốt ba mươi năm, khiến gia đình của con bà hoàn toàn bị phụ
thuộc về kinh tế.
Lamar cũng được hưởng lợi từ những khoản chu cấp này. Không
lâu sau khi hai người kết hôn, Lamar bắt đầu học lấy bằng thạc
sĩ. Cha mẹ anh ta trả toàn bộ học phí và các chi phí liên quan. Đây
cũng chẳng phải hiện tượng lạ khi có đến 32% triệu phú ở Mỹ chu
cấp học phí sau đại học của con em mình.
Đứa con đầu lòng của hai vợ chồng ra đời ít lâu sau khi Lamar
bắt đầu chương trình học. Mẹ của Mary không thích căn hộ mà ban
đầu hai người thuê gần trường đại học mà Lamar theo học. Bà phái
hẳn một đội vệ sinh tới để lau dọn định kỳ. Tuy nhiên, trong tâm trí