BÍ ẨN SỰ DIỆT VONG CỦA LIÊN XÔ - LỊCH SỬ NHỮNG ÂM MƯU VÀ PHẢN BỘI 1945-1991 - Trang 142

đã dẫn tới việc Chính phủ của A. F. Kerenxki lên nắm quyền, và con
lắc đã dao động từ nguy cơ của nhóm cánh tả Bônxevich sang một cực
khác – quân phiệt cực hữu. Tiếp theo là một khủng hoảng mới trong
chính phủ.

1. Trường hợp tiếp theo trong chuỗi bất tận của những lộn xộn thường

xuyên của năm đó, khác với những sự kiện khác, đã ghi lại dấu ấn rất
mờ nhạt trong sử sách. Nó không có ý nghĩa gì thật sự lớn cho ngày
hôm nay. Song vào thời điểm đó, nó đã từng có một ảnh hưởng nổi
danh: cái gọi là “Hội đồng 5 vị” (Direktoria – một tổ chức điều hành
quốc gia gồm 5 bộ trưởng do A. F. Kerenxki cầm đầu từ 1 đến 25
tháng 9 năm 1917. ND
). Công việc đầu tiên của họ đã làm thay đổi
định chế của nước Nga (ngày 1 tháng 9 đã tuyên bố Nga là nước cộng
hòa… ND
).

1. Nên gọi thế nào về việc diễn ra sau đây trong năm đó: Cách mạng xã

hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, hay là cuộc đảo chính của
Bônxevich
, hay là gì khác. Song sự kiện vẫn là sự kiện: nhờ sự kiện
này mà những người Bônxevich đã lên nắm chính quyền trong suốt
thời gian dài.

1. Giải tán Quốc hội lập hiến. Sát hại hai đại biểu của tổ chức này và bắn

vào cuộc diễu hành hòa bình.

1. Đáp lại, trong nước bùng lên nội chiến, thêm vào đó là sự can thiệp

của nước ngoài. Dưới thời Xô Viết, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng
định một chiều rằng cuộc nội chiến này là do bọn bóc lột cũ, do không
chịu chấp nhận việc chúng bị mất ruộng đất và nhà máy, gây ra. Nhiều
nhà nghiên cứu mới đây cũng khẳng định điều tương tự, nhưng theo
hướng ngược lại: chiến tranh nổ ra là do chính phủ tam hoàng của Xô
Viết dân ủy. Thật khó tin là một chính phủ, để giành được chính
quyền, lại tự đặt bom vào chính quyền lực đó và phải gây nên chiến
tranh. V. I. Lênin không làm như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.