Phương pháp ghi chép. Thường được sử dụng để đối chiếu giữa các tư
liệu, các bài viết khác nhau. Mỗi người tham gia sẽ viết sẵn những gì có
trong suy nghĩ liên quan tới vấn đề đặt ra. Sau đó, các thành viên lập ra tài
liệu kết luận riêng. Tất cả những gì được viết ra sẽ được sàng lọc bởi
không phải mọi ghi chép đều cần thiết. Phương pháp cũng có thể do một
người sử dụng. Để có được một cuốn sách thực sự rất cần có sự hỗ trợ của
IT này.
Phân tích giá trị. Điều chủ yếu của công nghệ này là hạn chế về chi phí.
Một cá nhân cũng như một tổ chức đều có thể rơi vào hoàn cảnh “Tôi đã
có thể làm việc này, thế này, nếu có chừng này tiền, …”
“Những mơ ước về điều không thể”. Nếu không áp dụng công nghệ này,
hoàn toàn không thể hình dung được khả năng thực hiện một công việc
phức tạp như việc làm tan rã Liên Xô. Công nghệ này có một nền tảng rất
đặc biệt, nó xác định chính khả năng thu nhận kết quả. Trong đó, những ý
tưởng kết cấu được trình bày ở các IT khác, không được công nghệ này
chấp nhận. mà hoàn toàn ngược lại, chúng được thay thế bằng những đề
nghị kiểu: “Nếu có cái này, chúng tôi đã có thể làm việc này, thế này”.
Công nghệ này được khắc họa bởi những điều vô lý và không tưởng. Nếu
trong công việc này có mặt một kẻ ngoài cuộc thì anh ta có thể bị các thành
viên khác nghi ngờ về sức khỏe tâm thần. Có thể nói, nguyên tắc cơ bản
trong việc giải quyết những nhiệm vụ này là: không bao giờ được nói
“không bao giờ”.
Công việc soạn thảo – “… sử dụng có hệ thống những nghiên cứu ứng
dụng và nghiên cứu cơ bản để thiết lập và sản xuất ra các đối tượng cụ thể,
các hệ thống, phương pháp và vật liệu”.
Tấn công não. Nó còn có những tên gọi khác như: “Đột kích não”, “Trí
nhớ tập thể hay nhóm”, “Brainstorming” (Brain – não, trí tuệ, máy tính
điện tử; Storm – đột kích, tấn công như vũ bão), hay phương pháp kích
thích ý tưởng tập thể. Để giải quyết công việc này cần xác định số lượng và
thành phần người tham gia – trong thảo luận thường cần không quá 5 hay
không quá 12 người. Xác định và hình thành một nhiệm vụ vô cùng phức