chống Xô Viết và chống cộng sản, như một phương pháp đấu tranh tư
tưởng chống chủ nghĩa xã hội. Một cách tương tự, khái niệm “chiến tranh
tâm lý” được sử dụng cả trong khuôn khổ tư duy xung đột ở phương Tây
như một tập hợp các biện pháp được “khối phương Đông” dùng để phá
hoại sự thống nhất tâm lý – tinh thần của những người ủng hộ nền dân chủ
phương Tây”.
Người Mỹ đã có những nghiên cứu rất chất lượng trong lĩnh vực này – từ
thời chiến tranh thế giới thứ hai: “Vào năm 1943, khái niệm “chiến tranh
tâm lý” lần đầu tiên được xuất hiện trong điều lệnh M33-5 của Quân đội
Mỹ”. Có thể hiểu nó như sau: “tiến hành tuyên truyền có kế hoạch mà mục
tiêu chủ yếu là tác động lên quan điểm, thái độ, định hướng của quân đội và
dân chúng đối phương, của dân chúng các nước đồng minh và trung lập sao
cho phù hợp với những mục tiêu và nhiệm vụ quốc gia”. Và lẽ tự nhiên là
việc triển khai hướng nghiên cứu khoa học này sau chiến tranh không cần
quá vội vã. Thực ra hoàn toàn ngược lại: “Tại Hoa Kỳ, “chiến tranh tâm lý”
chống Liên Xô, như trong các tài liệu này thể hiện, đã được triển khai ở cấp
đường lối quốc gia. Năm 1948, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) đã
khuyến nghị áp dụng “những nỗ lực tuyên truyền to lớn” chống Liên Xô.
Có một cơ quan chuyên môn bắt đầu nghiên cứu kế hoạch tuyên truyền ở
nước ngoài – đó là “Bộ máy liên lạc với cộng đồng ở nước ngoài”. Trong
năm 1949, ngân sách nhà nước đã dành cho nó tới 31,2 triệu USD, trong
những năm 1950 là 47,3 triệu USD. Một số tiền lớn nhất vào thời điểm bấy
giờ”.
Đồng thời, Mỹ đã vạch ra những công nghệ áp dụng vào thực tiễn trong
quan hệ đối với Liên Xô, còn chúng ta đã tiến hành đơn phương việc giải
trừ quân bị mà ví dụ cụ thể trong lĩnh vực quân sự là đóng cửa Trường đại
học Ngoại ngữ quân sự của Lực lượng vũ trang Liên Xô, nơi có khoa thứ tư
về giải trừ quân bị của quân đội và dân chúng đối phương. Co dù ý muốn
chủ quan, đây vẫn là khoa quan trọng theo lời nhận định của học viên khoa
này Iu. I. Drozdov – người sau này trở thành thủ trưởng của cơ quan tình
báo bí mật là Cục “X” của Tổng cục Tình báo quốc gia KGB Liên Xô.