Liệu giới lãnh đạo cao cấp của đảng, về mặt nguyên tắc, có biết gì về
những nguy cơ của những bước đi quá độ trong “thời kỳ Gorbachov”
không? Những người trực tiếp làm việc với ban lãnh đạo cao cấp khẳng
định là có biết: “Trong các bài viết của K. U. Chernenko đăng trên tạp chí
“Người cộng sản” những năm 1981-1983 đã từng ít một, song rất kiên trì
đề cập tới suy nghĩ về việc cần thiết phân định các chức năng của các tổ
chức đảng và tổ chức kinh tế quốc dân, về việc không cho phép hiện tượng
lạm quyền, lồng các chức năng của tổ chức kinh tế vào chức năng của tổ
chức đảng. Tư duy này có được từ bài học liên quan tới khủng hoảng chính
trị ở Ba lan” M. X. Gorbachov thì không mấy thích thú với tư duy này.
Chúng ta hẳn còn nhớ thời kỳ 1984 – đầu năm 1985: “Vào thời của mình,
Iu. V. Andropov đã dự định đưa vấn đề này vào bình diện thực tiễn và đã
phải tranh luận với nó. “Bởi chúng ta, thưa các đồng chí, – ông ta nói với
chúng ta, – chưa có cơ chế bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện, nếu các bí thư thứ nhất trao cho các nhà kinh tế quyền làm
gì thì làm – thì mọi thứ của chúng ta sẽ tan nát hết. Trong trường hợp đó thì
phương án Ba Lan sẽ dành cho chúng ta”.
Rõ ràng là không hề tình cờ khi những nhà cải tổ chính trị ở Liên Xô đã
tiến hành việc tách ra và gạt bỏ ĐCS Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo – chỉ
huy đời sống kinh tế – quốc gia của đất nước”.
Hậu quả của thái độ đạo đức giả đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến
mức nhiều nhà “phê bình” cho rằng vợ chồng Gorbachov không hề có ác ý,
mà dự tính của họ “bị hỏng” chỉ vì những nguyên nhân không xác định
được. Nhờ tài năng nghệ sĩ tuyệt vời và cách biết thực hiện hiện kiểu “dậu
đổ bìm leo” mà chúng ta đến nay cũng chỉ đoán rằng Gorbachov đã có ý đồ
phá hoại Liên Xô từ lâu. Đồng thời chỉ có thể đoán rằng đến một thời điểm
nhất định M. X. Gorbachov đã hành động theo những kế hoạch được xuất
phát trước hết từ ngay trong nội bộ đất nước, đã được vạch ra từ trước.
Điều này dường như lo gíc hơn bởi trong lòng “Bức màn sắt” vốn sẵn
những yếu kém và có thể hành động có hiệu quả hơn. Chỉ đến sau này, vào
giai đoạn cuối, các kế hoạch đó mới bám rễ vào các kế hoạch của phương