nghén của cải tổ – làm chín muồi những quan điểm mới và một số tư tưởng
cơ bản.
Rất nhiều nhà khoa học có uy tín nhất đã tham gia công việc phân tích,
như: A. G. Aganbegian, E. M. Primakov, O. T. Bogomolov, G. A. Arbatov,
L. I. Abalkin, X. A. Xitarian, R. A. Belouxov, T. I. Zaxlavxkaia, I. I.
Lukinov, A. A. Nikonov và nhiều người khác”.
Những người nghiên cứu có thiện tâm đã trực tiếp tập trung mối quan
tâm của mình vào việc nghiên cứu tất cả những gì liên quan việc hoạch
định, phân tích: “Có cần tới một học thuyết về cải tổ không? Nên hiểu thế
nào về những sự kiện bất thường luôn thay đổi trong các công trình lý luận
của Gorbachov “bài báo được viết tại Foros”, bài được đăng trong cuốn
sách của ông ta “Biến loạn tháng tám – nguyên nhân và hậu quả”. Song thật
vô ích, trong bài viết này đã trả lời cho những vấn đề cho những người có
quan tâm “Cải tổ có cần cho xã hội không, hây đấy là một sai lầm? Mục
tiêu thực sự của nó là thế nào?Thế nào là đổi mới quốc gia? Liệu đã cần
bắt đầu những cải biến nguy hiểm như vậy không?”.
“Vai trò của “đội quân thứ năm” trong việc hoạch định học thuyết cải tổ
là vô cùng tệ hại. Học thuyết cải tổ đó, xét theo diễn biến và những kết quả
của nó, dường như về thực chất là hiện thực hóa chiến lược “kiềm chế”
trong Chỉ lệnh SNB-68 của Mỹ. Giáo sư V. K. Dolgov đã đúng khi phát
biểu tại Hội nghị toàn thể của BCHTW ĐCS Liên bang Nga rằng: “ý kiến
cho rằng sau khi bắt tay vào công cuộc cải tổ, các nhà tổ chức cải tổ vẫn
chưa có được lý luận về những biến đổi đã diễn ra, là không đúng. Tính
chất liên tục của các sự kiện cho thấy tính lôgic chặt chẽ và tính định hướng
rõ ràng của những người ủng hộ khuynh hướng tư duy “mới”. Mặt khác, lý
luận đó, mà cả kế hoạch cụ thể, tất nhiên, chưa phải là của toàn dân. Đương
nhiên, chúng đã được soạn ra sau lưng đảng”.
Tất nhiên, không nói tới nhân dân. Song các nhân tố của một học thuyết
chính trị – “Tư duy chính trị mới” đã trở thành nền tảng của đường lối quân
sự và đối ngoại cho “cải tổ”, – mặc dù trong phương án tuyên truyền,
chúng đã được công bố tất cả. Học thuyết đó còn được đưa thành tên gọi