những biên bản mật đang được cất giữ trong kho tư liệu. Tuy nhiên, chúng
không được gói kín cũng như không hề có dấu hay ký hiệu gì đặc biệt, nên
rất nhiều cán bộ lưu trữ có thể tiếp cận được với chúng. Tôi đã yêu cầu
trình tài liệu đó lên cho tôi và lập tức tới chỗ M. X. Gorbachov báo cáo.
Nếu tôi nhớ không nhầm, thì các biên bản mật đó gồm hai văn bản được
Ribbentrop và Molotov phê chuẩn, một tấm bản đồ khá lớn những vùng
phía tây Liên Xô và các nước liền kề có mang chữ ký của Ribbentrop và
Xtalin. Chữ ký trên biên bản mật của Molotov bằng chữ La tinh. Bí ẩn chủ
yếu làm cho mọi người quan tâm là nguyên nhân nghi ngờ về tính xác thực
của những biên bản copy ở Đức, là không hề có. Khi thay đổi những
nguyên tắc của mình, V. M. Molotov đã thực sự ký bằng chữ La tinh. Tôi
nghĩ rằng điều đó không hề là tình cờ. Trong những vấn đề như vậy không
thể có sự ngẫu hứng. Chắc là ông đã tính toán rằng độ tin cậy của tài liệu có
thể gây nên sự nghi ngờ. Hơn nữa, Xtalin cũng không hề có ý định láu cá
bởi tên của ông “I. Xt.” trên bản đồ từng hiện diện ở khắp nơi.
M. X. Gorbachov đã đọc rất kỹ biên bản và đã trải tấm bản đồ có đường
biên giới cũ và mới của Liên Xô ở phía tây. Ông ta không hề ngạc nhiên về
những tài liệu này, chỉ có giọng nói là thay đổi khi phải đụng chạm tới quá
khứ.
- Mang đi! – ông ta kết luận.
Lúc đó, mối quan tâm trong và ngoài nước đối với những biên bản mật
ngày càng cao. V. M. Falin, A. N. Iakovlev đã tìm tới tài liệu đó. Tôi đã báo
cáo chuyện này với M. X. Gorbachov. Ông ta ra lệnh:
- Không nên cho ai xem hết. Ai cần – tôi sẽ nói.
Thời gian qua đi. Thế rồi tại Đại hội đại biểu nhân dân, vấn đề lại được
đề cập tới về những biên bản bí mật Xô – Đức và về quan điểm của các
nước cộng hòa vùng Baltik, M. X. Gorbachov bất ngờ nói với tôi rằng mọi
ý định tìm kiếm bản gốc của hiệp định bí mật đã không thu được kết quả
gì”.