Thứ ba, có điều kiện khách quan để đạt được những mục tiêu được “chủ
nhân” giao cho bằng những hoạt động của mình. Trong một giai đoạn nhất
định, những mục tiêu đó có thể cũng phù hợp với những lợi ích riêng của
chúng ta – như tính công khai, dân chủ hoá, quyền con người và những lời
nói hào nhoáng. Trong nhiều trường hợp, những điệp viên có thế lực có thể
sẽ biết được mục đích cuối cùng, nhưng chỉ ở dạng chung nhất, và điều đó
chỉ chứng tỏ rằng có cấp điều hành cao hơn thế đang sử dụng chính “chủ
nhân” như một con tốt.
Thứ tư, học tập bắt buộc. Điều này không đề cập tới việc học tập ở phổ
thông, các bài giảng hay các kỳ thi tuyển. Việc học tập này có thể theo
nhóm hoặc cá nhân. Các điệp viên kém phát triển được triệu tập hoặc tự
chạy “các thầy, thợ” giỏi. Các hình thức học rất đa dạng và phong phú: từ
những bài tập điển hình đến các buổi tâm tình bên bàn rượu, có các cẩm
nang hướng dẫn, có người kèm cặp.
Thứ năm, tùy thuộc vào số lượng người hoạt động “hậu trường”. Điệp
viên càng mạnh thì càng ẩn nấp sâu. Đó là “những kẻ làm chính trị giấu
mặt”, “những giáo chủ xám”, họ không cầm quyền mà chỉ định hướng. Nếu
vì một nguyên nhân nào đó họ phải xuất đầu lộ diện, thì thông thường, chỉ
trong một thời gian rất ngắn.
Thứ sáu, thái độ trung thành với lý tưởng nào đó, thường là với những
phạm trù trừu tượng như: dân chủ, những giá trị chung của nhân loại,
những thành tựu của nền văn minh thế giới… Mọi người đều biết đó là cái
gì, song chưa một ai có thể diễn tả một cách chính xác điều đó bằng ngôn
ngữ”.
Cuộc đấu tranh với các nhà văn và các nhóm người yêu nước Nga (về
những quan điểm, chứ không phải về việc cấp visa) chỉ là phép thử (nguyên
văn: tờ giấy quỳ) đối với các “Điệp viên có thế lực” trong việc phân định
“địch – ta” và “quán tính”. Công lao trong cuộc đấu tranh với “chủ nghĩa
Nga” càng lớn, thì cơ hội leo lên một vị trí xứng đáng với “những công
lao” trong nấc thang danh vọng của thời cải tổ càng nhiều.