Như một người phân tích hệ thống thực thụ, Iu. V. Bondarev, khi phát
biểu tại Hội nghị Đảng lần thứ XIX, đã nói một cách chính xác rằng đất
nước “giống như chiếc máy bay đã cất cách lên không trung mà không biết
liệu có sân danh cho hạ cánh”. Những điều kiện cho phép ngăn chặn quá
trình cải tổ như: có một trung tâm độc lập, có một hệ thống tư tưởng mới,
có thông tin và “những nhà máy tư duy” thì lại không có, chính vì thế
không thể chiếm được lợi thế và không thể ấn định những nguyên tắc của
mình cho cuộc chơi.
Yếu tố cơ bản nhất làm cho sự kháng cự bị thất bại là việc thiếu một
trung tâm thống nhất (thường được gọi là chế độ tập trung chính trị). Ban
lãnh đạo có lòng yêu nước, vốn chỉ quen hành động theo khuôn khổ cũ,
cũng đã có những vị trí rất cao: trong BCHTW ĐCS Liên Xô có Bí thư O.
X. Senin; trong BCHTW ĐCS Azerbaidzan có Bí thư thứ hai V. P.
Polianichko; trong BCHTW ĐCS Latvi có Bí thư thứ nhất A. P. Rubiks;
trong Khu ủy vùng Lêningrad có Bí thư thứ nhất B. V. Gidaspov; trong Xô
Viết Tối cao Liên Xô có đại biểu nhân dân, Chủ tịch nhóm đại biểu “Liên
bang” Iu. V. Blokhin; trong KGB Liên Xô có Cục trưởng Cục “C” (Tình
báo mật), thiếu tướng Iu. I. Drozodov, có Cục trưởng Cục Phân tích thông
tin KGB Liên Xô N. X. Leonov; trong Viện Công tố Liên Xô có Cục
trưởng Cục Giám sát thực thi pháp luật trong KGB Liên Xô V. I. Iliukhin,
… Tất cả mà chỉ “như một”, họ đã hành động tản mạn, mỗi người chỉ theo
kiểu tài tử và ngây thơ chính trị, thậm chí đôi lúc còn rất tin tưởng vào Kẻ
Phản bội Tối cao của mình.
Đương nhiên, sự kháng cự cũng còn có cả những nguyên nhân khách
quan. Song không thể nói rằng chúng ta không được biết trước. Chí ít thì
cuốn sách “CIA chống lại Liên Xô” của Nikolai Nikolaievich Iakovlev đã
được xuất bản lần cuối cùng vào năm 1986 với số lượng lớn. Để đến bây
giờ nó chỉ còn là câu chuyên ngụ ngôn! Hơn nữa, có quá ít người có thể
thấu tỏ được cái chung giữa những gì được viết với thực tiễn cuộc sống,
giữa những kế hoạch nổi tiếng với quá trình cải tổ.