quyền nội bộ Xô Viết, buộc Chính phủ Xô Viết phải rời bỏ vũ đài, thì chúng
ta sẽ thực hiện những thay đổi đó mà không phải hối hận. Tuy nhiên, chúng
ta không cần thấy mình phải chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm và thực
hiện chúng.
IV. Giành những mục tiêu cơ bản của chúng ta trong thời chiến
Trong phần này, những mục tiêu của chúng ta đối với Nga được xem xét
trong trường hợp, nếu giữa Mỹ và Liên Xô xuất hiện tình trạng có chiến
tranh. Đồng thời, những phương án rút lui một cách thuận lợi cho những
chiến dịch quân sự của chúng ta cũng được xem xét tới.
1. Những nhiệm vụ không thể hoàn thành
Trước khi bắt đầu đề cập tới việc chúng ta cần nỗ lực đạt tới điều gì
trong cuộc chiến tranh với Nga, chúng ta hãy làm rõ điều chúng ta mong
muốn đạt được.
Trước hết, chúng ta phải công nhận rằng việc chiếm đóng và đặt toàn bộ
lãnh thổ Xô Viết dưới sự quản lý hành chính quân sự của chúng ta sẽ không
có lợi. Điều bất lợi là sự rộng lớn của lãnh thổ này, số lượng dân cư, sự
khác biệt trong ngôn ngữ và phong tục giữa dân chúng địa phương với
chúng ta, không thể thiết lập được bộ máy chính quyền địa phương thích
hợp để chúng ta thông qua đó quản lý nó.
Hai là, chúng ta phải công nhận rằng liệu các thủ lĩnh Xô Viết có chịu
đầu hàng chúng ta vô điều kiện. Có thể là chính quyền Xô Viết sẽ bị tan rã
bởi một cuộc chiến tranh, tựa như việc đã từng xảy ra với chế độ Nga
hoàng trong thời gian chiến tranh thế giới I. Còn nếu như sự tan rã đó
không diễn ra, thì chúng ta không thể tin chắc rằng chúng ta có thể tiêu diệt
chính quyền Xô Viết bằng bất kể phương tiện nào, ngoại trừ những hành
động quân sự ngông cuồng nhằm chinh phục toàn nước Nga chấp nhận sự
kiểm soát của mình. Chúng ta đã từng có kinh nghiệm đối với bọn phát xít,
nó là tấm gương của sự kiên trì và kiên quyết mà nhờ đó một chế độ độc tài
tàn ác có thể bấu víu vào quyền lực nội bộ của nó, thậm chí ngay cả trên
lãnh thổ bị chia cắt bởi những chiến dịch quân sự. Các thủ lĩnh Xô Viết có