âm mưu của Xô Viết phá hoại nền văn minh phương Tây, chúng ta cần phải
công nhận rằng các thủ lĩnh Xô Viết sẽ sẵn sàng dùng bạo lực để ngăn chặn
điều đó. Chúng tôi nhấn mạnh: một sự liều lĩnh như vậy là hoàn toàn có thể
có trong bất kỳ một chính sách lành mạnh nào đối với Liên Xô. Nó nằm
ngay trong bản chất của Chính phủ Xô Viết hiện nay; và cho dù chúng ta có
làm gì thì điều đó vẫn không được thay đổi. Đây là vấn đề không hề mới
đối với các quan hệ quốc tế của Mỹ. Trong cuốn “Những ghi chép của một
người tán thành chế độ liên bang”, Alekxandr Hamilton tuyên bố: “Đừng
quên rằng hòa bình và chiến tranh không phải bao giờ cũng để cho chúng ta
lựa chọn; và cho dù chúng ta đã kiềm chế và không hiếu thắng, chúng ta
vẫn không thể thiên về kiềm chế và tin tưởng khoan hòa sự hiếu thắng của
những kẻ khác”.
Vì vậy, khi đặt ra mục tiêu làm thay đổi những công thức đang chỉ đạo
Chính phủ Xô Viết về những vấn đề quốc tế, chúng ta lại một lần nữa cần
phải thấy rằng câu trả lời cho câu hỏi, liệu có thể đạt được mục tiêu này
bằng những phương tiện hòa bình, không chỉ tùy thuộc riêng chúng ta. Tuy
nhiên, điều đó không thể cản trở chúng ta trong những ý định của mình.
Vì vậy, chúng ta cần phải nói rằng ý định thứ ba của chúng ta đối với
Nga trong thời bình là tạo dựng tình huống buộc Chính phủ Xô Viết công
nhận tính chất không mong muốn trên thực tế của những hành động trên cơ
sở những công thức hiện nay của nó và sự cần thiết phải hành động, chí ít
là về đối ngoại, sao cho công thức mâu thuẫn với những điều nói trên, là
những điều hiển nhiên.
Tất nhiên, điều này trước hết là vấn đề duy trì sự yếu kém chính trị, quân
sự và tâm lý của Liên Xô so với các lực lượng quốc tế nằm ngoài ranh giới
kiểm soát của nó và trong những nước phi cộng sản.
3. Những ý định cụ thể
Mọi dự định nêu trên chỉ mang tính chất chung.
Trước hết, dự định đầu tiên của chúng ta trong thời bình không phải là
soạn thảo ra kịch bản cho một cuộc chiến tranh được coi tất yếu. Chúng ta