Bây giờ chúng ta chuyển qua giải thích mục tiêu quan trọng thứ hai của
chúng ta trong điều kiện chính sách thời bình – tiến hành thay đổi những
công thức quan hệ quốc tế đang thịnh hành trong các nhóm cầm quyền ở
Matxcơva.
Như chúng ta đã thấy, chúng ta không thể làm thay đổi tâm lý chính trị
cơ bản của những người hiện đang nắm chính quyền ở Liên Xô. Tính cách
không thân thiện trong quan điểm của họ đối với thế giới bên ngoài, sự phủ
định của họ đối với khả năng hợp tác hòa bình, niềm tin của họ vào tính tất
yếu của một thế giới này phải xóa bỏ hoàn toàn một thế giới khác – tất thảy
vẫn được giữ nguyên chỉ vì một nguyên nhân đơn giản là các thủ lĩnh Xô
Viết khẳng định rằng hệ thống của họ không thể so sánh với nền văn minh
phương Tây và vì thế sẽ không thể yên tâm cho tới khi nào nền văn minh
phương Tây hùng mạnh và thịnh vượng đó chưa thực sự bị quét hết, ảnh
hưởng của nó chưa xóa bỏ. Đấy là chưa nói tới việc những con người này
đặc biệt trung thành với học thuyết về xung đột tất yếu giữa hai thế giới –
vì học thuyết này, họ sẵn sàng chấp nhận án tử hình cũng như những đau
khổ nặng nề nhất của hàng triệu người khác.
Mặt khác, các thủ lĩnh Xô Viết, nếu không chấp nhận những luận chứng,
thì cũng biết cách chấp nhận tình huống. Vì vậy, nếu tạo ra tình huống –
khi việc nhấn mạnh vào các yếu tố của xung đột trong cao các mối quan hệ
của họ với thế giới bên ngoài không mang lại cho quyền lực của mình một
lợi ích nào cả thì việc tuyên truyền của họ trong chính dân chúng nước họ
cũng có thể thay đổi. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc chiến tranh
trước đây, khi khối đồng minh quân sự của họ với các cường quốc phương
Tây chỉ có hiệu quả ngoại tiếp. Trong trường hợp đó, sự thay đổi trong
chính sách của họ có một khoảng thời gian tương đối ngắn; hoặc cùng với
sự hoàn tất những hoạt động quân sự, họ đã nhìn thấy khả năng đạt được
những mục tiêu quan trọng của mình mà không phụ thuộc vào thái độ và
quan điểm của phương Tây. Điều này còn có nghĩa là tình huống buộc họ
phải thay đổi chính sách hoàn toàn không xảy ra.