do chính phủ và quân đội, mà do chính những người dân thực hiện. Không
một quốc gia nào trên thế giới muốn kéo dài tình trạng phòng vệ xã hội, bởi
khi hình thái này được tiến hành trong đời sống xã hội thì cũng có nghĩa là
khả năng đối kháng với sự trấn áp từ phía chính phủ trong dân chúng đã
được tăng cường.
Sự ưu việt của phòng vệ xã hội là bạo lực chống lại dân chúng được
ngăn chặn bằng những biện pháp phi bạo lực, mà chưa cần tới sự ủng hộ
của dư luận thế giới. Trong những điều kiện như thế, liệu ai sẽ sử dụng bạo
lực ở quy mô lớn. Sự hiện diện của lực lượng vũ trang thường trực thường
được biện minh bởi lý do có mối đe dọa của “kẻ thù”. Nếu lực lượng quân
sự có ý định lật đổ chính phủ, thì ai sẽ ngăn chặn họ? “Ai sẽ canh giữ chính
những người canh gác?”.
Trong phòng vệ xã hội, vấn đề này không hề xảy ra bởi phòng vệ xã hội
được thiết lập nên từ sự tham gia mang tính quần chúng của toàn thể nhân
dân và nó không cần tới lực lượng quân sự chuyên nghiệp. Những biện
pháp phi bạo lực được sử dụng để chống lại những kẻ xâm lược cũng có thể
được sử dụng để chống lại lực lượng quân sự định chiếm chính quyền. Vì
vậy, phòng vệ xã hội là một hình thức bảo vệ được coi là thích hợp nhất với
lý tưởng tự do và dân chủ.
Phòng vệ xã hội bao gồm sự không phục tùng của quần chúng trong lĩnh
vực chính trị, kinh tế và xã hội nhằm mục đích chống đối lại hành động
xâm lược quân sự hoặc việc thanh trừng (trấn áp) chính trị.
Phòng vệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc là không một chính phủ
nào, chop dù là dân chủ hay độc tài quân sự, có thể tồn tại mà thiếu sự ủng
hộ thụ động của đại đa số dân chúng.
Các phương thức phòng vệ xã hội
a) Các biện pháp tượng trưng:
- Tuyên bố (phát biểu, gửi thư, kiến nghị) chính thức;
- Dùng khẩu hiệu, truyền đơn, biểu ngữ;
- Tuần hành, tổ chức canh phòng (chống phá hoại bãi công);