chiếm đóng hay một cuộc đảo chính quân sự và là cội nguồn của những tư
tưởng mới. Trong bất kỳ biện pháp xã hội nào, cần hành động mang tính
hợp tác và phải biết rằng có hàng nghìn người cũng đang hành động như
vậy – ví dụ như trong một cuộc tổng bãi công nhằm cản trở lực lượng
chiếm đóng. Khả năng hành động nhất trí này chỉ có thể có được trong
những mối quan hệ phát triển tốt đẹp.
Các cộng đồng ở địa phương
Khởi đầu là trên các đường phố, sau đó là ở các vùng trung tâm, những
người láng giềng có thể lập kế hoạch chống đối. Có rất nhiều phương pháp
chống đối khác nhau. Có thể làm đảo lộn hoặc tháo gỡ các biển báo giao
thông như người Sec đã từng làm để chống đối sự chiếm đóng của Xô Viết
vào năm 1968. Cách thức này, đối với dân chúng địa phương thì không
thành vấn đề, song sẽ làm quân chiếm đóng mất phương hướng.
Những người dân địa phương có thể trò chuyện với binh lính của quân
đội chiếm đóng để làm quen với họ. Cách thức viết khẩu hiệu lên tường có
thể được sử dụng để tuyên truyền hành vi phi bạo lực và hợp tác trong
chống đối. Có thể sử dụng các máy chữ, máy in và những đài phát thanh
nghiệp dư vào hoạt động chống đối.
Công nhân của các nhà máy, xí nghiệp
Những công nhân của các nhà máy, xí nghiệp có thể từ chối giao nộp các
thành phẩm lao động của mình, nếu họ hiểu rõ quy trinh công nghiệp và,
khi cần thiết có thể làm ngừng quy trình đó. Những biện pháp được đưa ra
sử dụng phải tùy theo tình hình cụ thể. Nếu, ví dụ đang có một cuộc tổng
bãi công diễn ra, thì những người công nhân phải biết cách làm cho nhà
máy, xí nghiệp ngừng hoạt động so cho những người lạ không thể vận hành
được. Trong quá trình đấu tranh rất lâu dài, những công nhân sản xuất hàng
hóa tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục xuất xưởng những sản phẩm của họ.
Những công nhân trong dây chuyền sản xuất vũ khí, nhiên liệu và những
lĩnh vực công nghiệp khác có tầm quan trọng đối với đội quân chiếm đóng
hay đối với cuộc trấn áp của chính phủ, cần phải tùy theo khả năng mà phá
hoại quy trình sản xuất tại những nhà máy, xí nghiệp này.