BÍ ẨN VỀ CÁI CHẾT CỦA VLADIMIR MAIAKOVSKI - Trang 217

mang theo bên mình tờ giấy cho phép chị ta ra vào những cơ quan
mà người thường bị cấm cửa. Khi bạn gái hỏi, vì sao chị ta lại có tờ
giấy đầy uy quyền như thế, Lilia Brik trả lời “Anh Agranov cho
đấy”. Chứng tỏ mối liên hệ giữa Lilia Brik với “Trê-ca” từ đầu thập
niên hai mươi còn tiếp diễn mãi về sau. Trong sách “ Nhớ Anna
Akhmatova

” (M. Báo Độc lập , năm 1992), I. Brodskii kể, một lần có

hỏi Anna Akhmatova tại sao thừa biết vợ chồng Brik là tay chân của
“Trê-ca” mà vẫn cứ tới nhà họ vào thập niên ba mươi. Thì Anna
Akhmatova giải thích, “rằng nhiều khi nên có quan hệ với những kẻ
đê tiện, những kẻ tố cáo chuyên nghiệp. Đặc biệt khi bạn cần thông
báo điều gì với 'thượng cấp', với nhà cầm quyền. Bởi lẽ kẻ tố cáo
chuyên nghiệp sẽ 'mách' nguyên văn những lời bạn nói.”- Valentin
Kuznetsov.

[4]

V. Skoriatin tin rằng Maiakovski đoán biết mình bị theo dõi

công khai lẫn bí mật. Và điều đó gần như là nguyên nhân chính
khiến mấy tháng cuối đời nhà thơ luôn luôn cảm thấy hết sức lo
sợ. Tôi đem ý đó trao đổi với các cán bộ Nhà bảo tàng Maiakovski. Và
họ kể rằng E. Evtushenko trong một dạ hội văn học ở Nhà bảo tàng
có nhắc đến một chi tiết khi nói chuyện với nhà thơ M. Svetlov.
Mùa xuân năm 1930, M. Svetlov gặp Maiakovski rầu rĩ ngoài đường
phố. Hỏi, có chuyện gì không vui ư? Maiakovski thay vì trả lời, lại
hỏi: “Không lẽ người ta sẽ bắt tôi à ?” Kết luận của V. Skoriatin
không phải là không có căn cứ. Maiakovski biết quá rõ thói tật của
đám cán bộ “Trê-ca” và hiểu rằng bị theo dõi là dấu hiệu tai họa
đang đến gần. Valentin Kuznetsov.

[5]

V. Skoriatin tìm kiếm cho đến ngày cuối cùng của đời mình.

Ngoài ra, ông đã đề nghị các kho lưu trữ cung cấp hồ sơ về S.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.