Những tin tức quí giá này đặt I-xra-en vào tình trạng báo động. Quyết
định được Ten A-víp đề ra là bằng mọi cách phải ngăn bằng được việc thực
hiện kế hoạch đổi chiều nước sông Giuốc-đanh. Những tin tức của Ta-áp
được ghi nhận ở Ten A-víp và dịch ra bằng một thứ ngôn ngữ chiến lược,
giúp ích không những chính phủ Giê-ru-xa-lem mà cả bộ tham mưu quân
đội nữa. Sau này bộ tham mưu quân đội I-xra-en đã nhiều lần gây ra những
sự cản trở rõ rệt trong việc Xy-ri thực hiện chương trình thi công này…
Còn một vấn đề khác ngày làm cho I-xra-en bận tâm, vấn đề mà hai
năm sau cái chết thảm khốc của Ta-áp là lý do gián tiếp của cuộc chiến
tranh I-xra-en – A-rập năm 1967, được hình thành trong suốt cả năm 1964
này. Ta-áp là người đầu tiên báo cho I-xra-en biết những quyết định về việc
thành lập đội biệt kích người Pa-lét-xtin, sau này nổi danh là “En Pha-ta”,
tập hợp dưới quyền của cục trưởng tình báo quân sự Át-mét Xuây-đa-ni
(năm 1967 lên làm tham mưu trưởng quân đội Xy-ri). Đây là một số đơn vị
du kích khá quan trọng mà nhiệm vụ là gây những vụ bạo động trên đất I-
xra-en. Dự kiến này căn bản gắn liền với vấn đề nước: ý đồ trước nhất của
Đa-mát là phá hủy những trạm bơm và những hệ thống nông giang của I-
xra-en.
Trong năm 1964, Ta-áp biết là có mười hai tổ chức Pa-lét-xtin, trung
tâm đặt ở Đa-mát, đang tuyển nhân lực người Pa-lét-xtin, người Xy-ri và
người Gioóc-đa-ni. Về sau, một số trong những người này được đem đi
huấn luyện quân sự ở An-giê-ri. Bộ tham mưu Xy-ri quyết định thành lập
hai đội biệt động đã được chọn lọc, đóng thường trực ở một trại gần Ku-nê-
i-tờ-ra, giáp biên giới I-xra-en khoảng năm mươi cây số. Ngay sau khi đã
thu nhập đầy đủ tin tức về việc chuẩn bị này, Ca-man Ta-áp báo ngay về
Ten A-víp. Việc xảy ra vào tháng 5-1964. Quân đội I-xra-en phản ứng tức
thì: đặt một bộ phận an ninh trên dòng sông đào dẫn nước và tăng thêm
việc kiểm soát mọi công trình kỹ thuật của con sông đào.