đặt chân lên Pa-let-xtin, mang theo một va li và một khẩu súng lục mà anh
ta bí mật xoay xở lấy. Về sau Han-péc trở thành công nhân ở một trang trại
ở Hec-li-pha, cách Ten A-víp không xa lắm. Làm việc khoảng vài năm ở
các nhà máy cam trong vùng này, Han-péc được các bạn gọi là “chàng công
nhân chăm chỉ và không biết mệt.”
Mãi đến năm 1942, Han-péc mới lấy tên Do Thái là Ha-ren và gia nhập
hàng ngũ “vệ binh” là những đơn vị bảo vệ Do Thái được Chính phủ cai trị
Anh công nhận và chủ trì. Một sự kiện nhỏ đã quyết định số phận của Ha-
ren: một hôm bị một tên sĩ quan người Anh chửi bới và phỉ báng tín
ngưỡng Do Thái trước mặt, tuy không sùng đạo và cũng không đi lễ bao
giờ, Ha-ren nện ngay cho tên sĩ quan này một quả đấm vào giữa mặt. Sự
việc chẳng qua chỉ là hành động của chàng Đa-vít nhỏ bé trước người
khổng lồ Giô-li-át. Bọn chỉ huy người Anh bắt Ha-ren xin lỗi về hành động
của mình. Ha-ren không chịu và bị đuổi ra khỏi đơn vị đồn trú. Ít lâu sau,
Ha-ren trở thành nhân viên của tổ chức “Say”. Cục trưởng của Cơ quan
tình báo này thời bấy giờ là Đa-vít Sin-tin nhanh chóng nhận thấy những
đức tính đặc biệt của Ha-ren, liền giao cho phụ trách an ninh nội bộ của tổ
chức bí mật và sau này cho phụ trách tổ chức “Say” ở vùng Ten A-víp.
Cũng ở đây, Ha-ren đã làm quen với Ga-li-li (Bộ trưởng Ixraen thời bấy
giờ), với Đa-vít, Ben Gu-ri-ôn và nhiều nhân vật khác. Từ đó ông ta leo
một cách nhanh chóng lên các chức vụ cao trong Cục tình báo. Năm 1953,
Đa-vít, Ben Gu-ri-ôn làm thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng, liền giao cho
Ha-ren đảm nhiệm chỉ huy các Cục tình báo và trở thành cố vấn bí mật của
ông ta.
Ha-ren tự đặt cho mình một nguyên tắc là khắc phục những nguy hiểm
mà ông đặt ra cho các nhân viên của mình. Đã nhiều lần, Ha-ren đích thân
di nhiều nước Ai-Cập. Thời kỳ ấy, ngay cả vợ con ông cũng không hề biết
chồng và cha mình làm việc gì! Không bao giờ ảnh của Ha-ren được đăng
lên dù bất cứ ở đâu. Và sau cùng, Ha-ren đã bố trí vụ bắt cóc Ếch-sơ-man –
tội phạm chiến trang - ở thủ đô Ác-hen-ti-na, giải tên đao phủ quốc xã mê