BÍ MẬT ĐẢO LINCOLN - Trang 108

theo đường dây dọi, sao cho cây sào thẳng góc với mặt phẳng đường chân
trời.

Sau khi làm như vậy, Cyrus Smith tránh xa và nằm xuống đất cách sào

một khoảng đủ thu vào tầm mắt mình cả ngọn sào lẫn hình răng lược của
bức tường đá hoa cương. Ông đánh dấu chỗ ấy trên cát bằng một chiếc cọc
con và quay sang Harbert hỏi:

- Cháu có biết môn hình học chứ?

- Ít thôi ạ, thưa ngài Cyrus Smith, - Harbert trả lời sợ lâm vào thế bí.

- Cháu nhớ các tính chất của tam giác đồng dạng chứ?

- Vâng ạ, - chú bé trả lời, - các tam giác đồng dạng có các cạnh tương

ứng bằng nhau ạ.

- Đúng thế, đây tôi có hai tam giác vuông đồng dạng - một cái nhỏ hơn,

trong đó hai cạnh của nó sẽ là: cái sào cắm thẳng góc xuống cát, và cạnh
thẳng bằng khoảng cách từ chân sào đến cây cọc nhỏ, còn đường huyền là
tia nhìn của tôi; các cạnh của tam giác thứ hai là đường dây dọi của bức
tường đá hoa cương mà độ cao của nó ta cần phải đo, và khoảng cách từ cái
cọc nhỏ đến chân tường, còn đường huyền là cái nhìn của tôi, tức là đường
huyền của tam giác thứ nhất kéo dài.

- Hiểu rồi, thưa ngài Cyrus! Cháu hiểu hết rồi! - Harbert kêu lên. -

Khoảng cách từ cái cọc nhỏ tới cây sào tỷ lệ thuận với khoảng cách từ cái
cọc nhỏ tới chân tường, còn chiều cao của cây sào tỷ lệ thuận với chiều cao
của bức tường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.