BÍ MẬT ĐẢO LINCOLN - Trang 109

- Đúng rồi, Harbert, - kỹ sư xác nhận. - Và khi đo cả hai khoảng cách

tính từ cái cọc nhỏ, thì nếu biết chiều cao cây sào, ta nhanh chóng tính được
tỷ lệ thức và do đó biết được độ cao của bức tường, khỏi phải vất vả đo trực
tiếp.

Các cạnh đáy của cả hai hình tam giác đều đã được đo bằng chính cây

sào mà độ cao của nó trên mặt cát bằng mười fut: vậy là khoảng cách giữa
cái cọc nhỏ và cây sào là mười lăm fut, còn khoảng cách giữa cái cọc và
chân tường là năm trăm fut.

Đo xong, Cyrus Smith đã lập được tỷ lệ thức như sau:

500 x 10 : 15 = 333,33

Vậy là chiều cao của bức tường đá hoa cương bằng ba trăm ba mươi ba

fut.

Khi ấy Cyrus Smith lấy dụng cụ làm hôm trước ra, góc giữa hai chân

compa mở tương ứng với khoảng cách góc từ sao alfa của chòm Chữ Thập
Phương Nam tới mặt phẳng đường chân trời. Ông đo chính xác góc ấy theo
hình tròn sau khi chia hình tròn ra thành 360 phần bằng nhau. Góc đo được
bằng mười độ. Sau khi tăng thêm cho góc đó hai mươi bảy độ phân cách
chòm alfa với cực Nam, và hiệu chỉnh độ cao của bình sơn nguyên được
dùng để tiến hành quan sát, ông được ba mươi bảy độ. Thế là, Cyrus Smith
đã đi đến kết luận đảo Lincoln ở 37 vĩ độ Nam. Nhưng, xét thấy những
quan sát và tính toán của mình không hoàn chỉnh, có thể sai đến năm độ,
nên ông thấy kết luận đảo ở giữa vĩ tuyến ba mươi lăm và bốn mươi thì
đúng hơn.

Để có được cả hai tọa độ của đảo, chỉ còn xác định độ kinh nữa thôi.

Cyrus Smith đã quyết định thử làm việc đó ngay trưa hôm ấy, khi mặt trời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.