chém, nhất quyết không nói ra tung tích của bạn bè. Phương Hồng Khanh
nói không sai, chính người thợ gốm ấy đã cùng vị quan văn cứu tính mạng
của toàn bộ người dân huyện Khúc Dương, nhưng lại phải gánh chịu kết
cục cột nhục phân li.
Bên tai Tiểu Thực lại vang lên tiếng khóc đau đớn như xé nát ruột gan và
giọng nói non nớt “Cha ơi! Cứu con!”. Tâm trạng của người thợ gốm ấy
như thế nào khi chứng kiến đứa con thương yêu của mình bị chém đứt lìa
tay rồi bị quăng vào lò gốm hừng hực lửa? Tâm trạng ông ấy như thế nào
khi ông đứa con bé bỏng bị cháy đen, rồi dựa vào hình ảnh của cậu bé để
nung thành một chiếc gối sứ tinh xảo, đáng yêu đến thế?
Nghĩ đến đây, Tiểu Thực cảm thấy nỗi chua xót dâng lên tự đáy lòng.
Cậu nhắm mắt lại, chợt thấy người đàn ông ấy đang khom mình, tỉ mỉ vẽ
nên đôi mắt trẻ thơ dễ thương. Nước mắt thấm đẫm gương mặt ông.
Bên tai lại vang lên tiếng huyên náo của du khách. Cô hướng dẫn viên
đang nói đến sự tích “Quỷ Khúc Dương mặt đen quân mình, nhảy xuống
sông cứu khách đi thuyền”. Những chuyện xưa tích cũ được dân gian
truyền miệng trăm ngàn năm qua, thật thật giả giả, khiến trái tim Tiểu Thực
đau đớn một hồi. Cậu mở mắt, nhìn sang Phương Hồng Khanh và Tần Thu,
thấy Phương Hồng Khanh vươn tay vỗ nhẹ bờ vai cậu, khẽ gật gật đầu, ý
nói hắn đã hiểu rồi.
“Cốt nhục tâm tình và tình nghĩa bạn bè, thật không có cách nào vẹn cả
đôi đường.” Phương Hồng Khanh bỗng nhẹ giọng nói. “Ông ấy tuân thủ lời
thề, tuy là có tiếc nuối nhưng không hề hối hận.”
Tiểu Thực nặng nề gật đầu, “Ừ” một tiếng. Cậu bỗng hiểu ra tại sao Tần
Thu cau mày mắng Phương Hồng Khanh là đồ thần kinh nhưng vẫn đi mua
vé tàu hỏa.
Phương Hồng Khanh suy nghĩ một lát rồi nói: “Để đứa bé ở lại đây đi,
dù sao nơi này mới là quê hương của nó.”
Hai người muốn nhân lúc mọi người không chú ý sẽ đặt chiếc gối sứ trẻ
em ở chính điện, nơi có bức tranh tường Khúc Dương Quỷ. Vậy nên họ bèn