Thứ nhất, do bạn đã từng có một trải nghiệm khó chịu trong quá khứ với
những người quảng bá đã tiếp cận bạn theo một cách không phù hợp. Có
thể bạn đã cảm nhận rằng họ đã cố ép bán bằng được cho bạn. Có thể họ
quấy rầy bạn ở một thời điểm rất không thích hợp nào đó. Có thể họ đã
không chấp nhận bị từ chối. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng
là bạn phải hiểu rằng trải nghiệm này đã thuộc về quá khứ, và việc bạn cứ
để nó bám riết tâm trí mình không thể giúp ích gì cho bạn ngày hôm nay.
Thứ hai, có thể bạn đã từng có những trải nghiệm thất vọng khi bạn đã cố
gắng bán một thứ gì đó cho một người nào đó và họ đã từ chối bạn thẳng
thừng. Trong khía cạnh đó, việc bạn không thích hoạt động quảng bá chỉ là
biểu hiện của nỗi sợ hãi thất bại và sợ bị tự chối của riêng bạn. Bạn đừng
quên rằng, quá khứ không nhất thiết bằng với và giống như tương lai.
Thứ ba, vấn đề của bạn có thể xuất phát từ những định kiến trong quá khứ
của cha mẹ truyền lại. Nhiều người trong số chúng ta đã được dạy rằng
“việc bóp còi của mình” hay “tự đánh bóng bản thân” là thiếu khiêm tốn,
không lịch sự. Vâng, thật tuyệt nếu bạn có thể kiếm sống với tư cách là Hoa
hậu Phong cách. Thế nhưng trong thế giới thực, khi nói đến tiền bạc và kinh
doanh, nếu bạn không “tự đánh bóng bản thân” thì tôi bảo đảm rằng sẽ
không có ai đánh bóng bạn cả. Người giàu sẵn sàng phô trương các thế
mạnh và giá trị của mình với bất kỳ ai lắng nghe và cũng hy vọng có thể
làm ăn với họ.
Cuối cùng, một số người lại nói việc quảng bá không xứng đáng với vị trí
của họ. Tôi gọi đây là triệu chứng của căn bệnh kiêu kỳ, còn được biết tới
với thái độ: “Tôi không phải là người đặc biệt sao?” Những người này cho
rằng nếu thiên hạ muốn những thứ họ có thì bằng cách nào đó người ta nên
tìm ra và đến gặp họ. Những người có niềm tin này thường hoặc là túng
quẫn hoặc sắp khánh kiệt, chắc chắn là thế. Họ có thể hy vọng rằng ai đó sẽ
lùng sục khắp trái đất để tìm ra họ, nhưng sự thực là thị trường luôn đầy ắp
những sản phẩm và dịch vụ tương tự, và thậm chí thứ của họ có thể là tốt