cha mẹ quản lý tiền bạc của mình, hoặc cuộc sống của mình, và vì vậy, khi
con lớn, con sẽ làm những điều đó khác hẳn. Con hy vọng cha mẹ sẽ hiểu.
Bây giờ thì chúc cha mẹ ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp”.
Không, không, không thể làm như thế được. Thay vào đó, khi “cái nút” của
chúng ta được nhấn, nói chung chúng ta sẽ bùng nổ và những gì phát ra sẽ
đại loại như: “Con căm ghét cha mẹ! Con sẽ không bao giờ giống cha mẹ.
Khi lớn lên, con sẽ giàu có. Và con sẽ có bất cứ thứ gì con muốn dù cha mẹ
có thích điều đó hay không”. Và chúng ta chạy về phòng riêng của mình,
đóng sầm cửa lại, rồi làm nhàu nát chăn gối hay đập phá bất cứ cái gì, chỉ
để giải tỏa sự ức chế, bấn loạn của mình.
Nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo khó đã tỏ ra oán giận và nổi
loạn vì điều đó. Thường thì họ bỏ nhà đi để làm mọi cách để trở nên giàu có
hay ít nhất là họ có lý do để làm vậy. Nhưng có một gút mắc nhỏ, cái hóa ra
lại là vấn đề lớn. Dù những người này đã thật sự giàu có hay họ vẫn đang
làm việc hết sức mình để trở nên giàu có thì họ cũng không thực sự hạnh
phúc. Tại sao? Nguyên nhân là bởi động lực kiếm tiền của họ xuất phát từ
sự oán giận và sự phản ứng. Vì thế, trong tâm trí họ, tiền bạc gắn với sự
giận giữ, và khi những người này càng kiếm được nhiều tiền thì sự giận dữ
trong họ lại càng lớn.
Cuối cùng, họ tự nói với mình: “Tôi đã quá mệt mỏi vì giận dữ và căng
thẳng. Tôi chỉ muốn bình yên và hạnh phúc”. Họ hỏi tâm trí của họ - “chủ
thể” tạo ra sự liên kết tiền bạc với nỗi giận, “Phải xử lý tình huống này như
thế nào?” Tâm trí của họ trả lời: “Nếu muốn rũ bỏ sự tức giận đó, bạn sẽ
phải rũ bỏ mớ tiền bạc kia”. Và họ làm thế. Từ trong tiềm thức của mình,
họ đã quyết định sẽ vứt bỏ tiền bạc.
Họ chi tiêu thật lớn hay đầu tư sai lầm, hay ly dị, hoặc hủy hoại thành công
của mình bằng cách khác. Không quan trọng, bởi vì lúc đó những kẻ ngốc
này thấy mình hạnh phúc. Có thật thế không? Không phải! Thật ra là giờ
đây cuộc sống của họ càng trở nên tồi tệ hơn trước, bởi vì họ không chỉ