Tất cả là trong bản thân bạn. Hãy nhớ, thế giới bên ngoài phản chiếu “thế
giới bên trong” của bạn. Nếu bạn tin là mình không đầy đủ, bạn sẽ xác nhận
niềm tin đó và tạo ra thực tế rằng bạn sẽ không được đầy đủ. Mặt khác, nếu
bạn tin bạn luôn thừa thãi, giàu có thì bạn sẽ xác nhận niềm tin đó và tạo ra
sự sung mãn. Tai sao? Bởi vì “sự giàu có” là nguồn gốc của bạn, nó sẽ trở
thành cách sống tự nhiên, là bản chất của bạn.
Bằng cách tách rời động cơ tài chính ra khỏi sự giận dữ, sợ hãi, và cả nhu
cầu chứng tỏ bản thân, bạn hoàn toàn có thể thiết lập những mối quan hệ
mới để trở nên giàu có thông qua mục đích, sự đóng góp và niềm vui. Theo
cách ấy, bạn sẽ không bao giờ từ bỏ tiền bạc của mình để mong đổi lấy
hạnh phúc.
Làm kẻ nổi loạn hay đối lập với cha mẹ mình không phải bao giờ cũng là
vấn đề. Ngược lại, nếu bạn là kẻ nổi loạn (thường là trường hợp của người
con thứ trong nhà) và cha mẹ bạn không có thói quen tiền bạc tốt, rất có thể
làm ngược với họ lại là điều tốt. Mặt khác, nếu cha mẹ bạn là những người
thành công và bạn nổi loạn chống lại họ, bạn sẽ gặp những rắc rối tài chính
lớn.
Cách nào cũng vậy, điều quan trọng là phải nhận ra cách sống của bạn là thế
nào so với cách sống của cha mẹ bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
CÁC BƯỚC TẠO RA SỰ THAY ĐỔI THÔNG QUA ĐỊNH HÌNH SUY
NGHĨ BẰNG CÁCH LÀM THEO KHUÔN MẪU
Nhận thức: Quan sát cách cư xử, thói quen của cha mẹ hay những người
thân có ảnh hưởng đến bạn trong quá khứ về vấn đề tiền bạc và sự giàu có.
Hãy viết ra mức độ tương đồng hay đối lập giữa bạn và họ.
Hiểu biết: Liệt kê những ảnh hưởng của hành động làm theo những khuôn
mẫu đó (bắt chước người khác) đối với đời sống tài chính của bạn.