YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH SUY NGHĨ THỨ
BA: NHỮNG SỰ KIỆN CÁ NHÂN
Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự kiện cá nhân cụ thể mà ta đã trải
qua và đây chính là yếu tố cơ bản thứ ba góp phần định hình suy nghĩ của
mỗi người. Khi còn nhỏ bạn đã có những trải nghiệm gì liên quan vấn đề
tiền bạc, sự giàu có, và cả liên quan đến những người giàu có? Những ấn
tượng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng
cố niềm tin của bạn - hay đúng ra là tạo ra ảo tưởng của bạn, những cái mà
hiện nay bạn đang vô thức tuân theo.
Tôi xin đưa ra một ví dụ. Josey, một học viên của tôi, là y tá phòng mổ. Thu
nhập của cô rất khá, nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được. Khi tìm hiểu
thêm, Josey nhớ lại, năm lên 11 tuổi, Josey đã cùng chị gái và cha mẹ đang
ở một nhà hàng Trung hoa, thì cô phải chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng
cãi nhau về vấn đề tiền bạc. Lúc đó cha cô đứng dậy, đập nắm đấm lên bàn,
quát rất to. Cô nhớ gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông
ngã vật xuống sàn nhà vì lên cơn đau tim. Trước đó, cô mới được đào tạo sơ
cấp cứu ở trường nên đã cố áp dụng để cấp cứu cha mình, nhưng không tác
dụng. Cha cô đã qua đời trên tay cô.
Thế là kể từ ngày ấy, trong tâm trí của Josey, tiền luôn gắn liền với nỗi đau.
Không có gì lạ rằng khi trưởng thành cô luôn vô thức rũ bỏ hết tiền bạc của
mình để thoát khỏi nỗi đau. Một chi tiết thú vị là cô đã trở thành y tá. Tại
sao? Có thể tại vì cô vẫn còn đang cố gắng cứu cha mình?
Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey xác định những niềm tin về tiền bạc
cũ của cô và điều chỉnh lại giúp cô kế hoạch tài chính trong tâm thức. Giờ
đây cô đã trên đường đến tự do tài chính. Cô đã không làm y tá nữa, không
phải vì cô không yêu nghề, mà vì cô đã vào nghề vì lý do nhầm lẫn. Hiện cô
đang làm công việc hoạch định tài chính, vẫn là giúp đỡ mọi người, nhưng