BÍ MẬT TƯ DUY TRIỆU PHÚ - Trang 45

một đối một, để tìm hiểu thế giới quan trong quá khứ của họ đã chi phối
mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.

Một ví dụ khác về các sự kiện cá nhân cụ thể, là chuyện gia đình tôi. Năm
vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên
đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô đáp: “Xin lỗi, con gái. Con hỏi xin
ba ấy. Ba quản lý tiền mà”. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu.
Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.

Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Vậy
vợ tôi đã học được gì về chuyện tiền bạc?

Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế
nên, sau khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng
rồi: tiền. Và tôi phải nói với bạn rằng cô ấy không còn chỉ hỏi xin 25 xu
nữa! Bằng cách nào đó cô ấy đã được đào tạo lên.

Thứ hai, cô ấy học được rằng phụ nữ không cần có tiền. Nếu mẹ cô ấy
không có tiền thì tất nhiên đó cũng là cách sống của cô ấy. Để củng cố cách
sống đó, từ trong tiềm thức, cô ấy luôn vứt bỏ tiền bạc của mình. Và cô ấy
khá chính xác trong việc đó. Nếu bạn đưa 100 đôla thì cô ấy tiêu hết 100
đôla, nếu bạn đưa 1000 đôla thì cô ấy sẽ tiêu hết 1000 đôla. Rồi cô ấy tham
gia một lớp học của tôi và học được kỹ thuật dùng đòn bẩy kinh tế. Tôi đưa
cô 2000 đôla, cô tiêu hết 10,000 đôla! Tôi cố gắng giải thích, “Không, em
yêu, dùng đòn bẩy kinh tế nghĩa là chúng ta phải là người nhận được số tiền
10.000 đôla, không phải là người tiêu đi.” Nhưng có vẻ điều đó không hiệu
quả.

CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA DEBORAH CHAMITOFF

Từ: Deborah Chamitof

Gửi: T.Harv Eker

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.