biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một
cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời (như
việc ăn kem hồi nhỏ vậy). Còn tôi, hoàn toàn ngược lại, tôi lớn lên với niềm
tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.
Trong quan niệm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là cô đã
tiêu pha đơn thuần, mà là cô ấy đang tiêu tán chính sự tự do trong tương lai
của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy
tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc
đời của cô ấy.
May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm
thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung
đặc biệt và phù hợp cho mối quan hệ gia đình.
Chúng có hiệu quả không? Để tôi nói thế này: Tôi đã chứng kiến ba sự kiện
kỳ diệu trong đời:
1. Sự ra đời của con gái tôi
2. Sự ra đời của con trai tôi
3. Sự kiện vợ tôi và tôi không cãi nhau vì tiền bạc nữa
Các con số thống kê đã chỉ ra rằng nguyên nhân đổ vỡ số 1 của phần lớn
các mối quan hệ chính là tiền bạc. Nhưng lý do đằng sau những cuộc chiến
về tiền bạc của mọi người không phải là bản thân đồng tiền, mà vì kế hoạch
tài chính trong tâm thức của các bên không trùng khớp với nhau. Vấn đề
không nằm ở chỗ bạn có hay không có bao nhiêu tiền. Nếu kế hoạch tài
chính trong tâm thức của bạn không khớp với của đối tác của bạn trong
từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này
đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp đang hẹn hò, với
các quan hệ gia đình và thậm chí và nhất là với đối tác làm ăn.