Hay nói một cách khác là chọn ra sản phẩm mới hoặc cách phục vụ mới, không ngừng thay cũ đổi
mới để nâng cao địa vị của mình.
Ba là: trước sự tiến công mạnh mẽ phải nhanh chóng phản ứng. Đại đa số công ty chỉ có một cơ hội
thắng, nhưng công ty hàng đầu lại có 2 cơ hội. Nếu như công ty hàng đầu bỏ lỡ một cơ hội công kích
mình, thường thường có thể mô phỏng theo hành động của đối thủ để chuyển về địa vị hàng đầu.
Nhưng phải nhanh chóng hành động trước khi kẻ công kích xác lập được địa vị.
Hình thức phòng ngự chiến rất đa dạng, không câu nệ. Hành động tác chiến phòng ngự chủ yếu của
nó có những loại sau đây:
(1) Phòng ngự trận địa
Phòng ngự trận địa nhằm mục đích củng cố địa vị vốn có của mình. Xét về quan điểm quân sự,
những thành phố và căn cứ quân sự được xây dựng ở vùng sông núi hoặc được bảo vệ bằng các con
sông đều thuộc về phòng ngư trận địa điển hình. Phòng ngự trận địa trong chiến tranh hàng hóa bao
gồm tăng cường hàng hóa và hang mục phục vụ, tăng chướng ngại khi đối thủ tiến công để công ty
tránh được kẻ cạnh tranh xâm lược.
(2) Phòng ngự cơ động
Phòng ngự cơ động có nghĩa là khi doanh nghiệp bị hoặc có khả năng bị công kích từ bên ngoài thì
kịp thời điều binh khiển tướng, ra tay hành động trước nhằm bẻ gẫy nhuệ khí của đối phương. Biện
pháp phòng ngự cơ động trong thương nghiệp bao gồm sách lược thay đổi sản phẩm có kế hoạch, sách
lược đổi mới sản phẩm và các biện pháp thay đổi vòng quay tuổi thọ và thay đổi có tính lâu dài của
sản phẩm. Điểm mấu chốt để thực hiện sách lược này là phải nhanh chóng đánh mạnh, làm tan rã, phá
vỡ sự công kích của đối phương, củng cố thành đài của mình trước khi đối thủ cạnh tranh đứng vững
trong thị trường.
(3) Phòng ngự đánh đòn phủ đầu
Khi kẻ thù công kích đến rất gần, đánh đòn phủ đầu có thể nói là một sách lược phòng ngự. Đánh
đòn phủ đầu không chỉ làm hao tổn thực lực của kẻ địch còn có thể đánh vào tâm lý của binh lính.
Cách làm cụ thể là: thông qua những cố gắng nỗ lực về mặt nguồn vốn, kỹ thuật, tài chính, thị trường . .
. tăng cường ưu thế cạnh tranh vốn có hoặc phát triển ưu thế cạnh tranh mới, phải làm tốt hơn đối thủ
cạnh tranh; đồng thời không ngừng tiến hành thí nghiệm cải tiến cái mới hơn, tốt hơn, không để cho đối
thủ cạnh tranh lợi dụng thời cơ.
(4) Phòng ngự định vị bên cánh
Để công kích vào người lãnh đạo cùng ngành nghề kinh doanh, kẻ khiêu chiến thường phát động tiến
công vào trận địa bên cánh khi đối phương chưa kịp phòng bị, do vậy phải bố trí phòng ngự bên cánh
nhằm ngăn chặn đối phương tiến công. Sách lược này có thể thành công được hay không, điểm mấu
chốt được quyết định bởi người phòng ngự có dự đoán chính xác được hướng tiến công của kẻ đánh
hay không, đồng thời ở trận địa bên cánh có lực lượng tương đối mạnh không.
(5) Phòng ngự phản kích
Cái gọi là phòng ngự phản kích có nghĩa là sau khi kẻ khiêu chiến phát động công kích thì có hành
động đánh trả ngay, nhường trước đánh sau, nhằm mục đích xoay chuyển cục diện, làm suy yếu lực
lượng đối phương. Hình thức phản kích bao gồm đón đánh kẻ tiến công ở chính diện, công kích kẽ hở
hai bên cánh kẻ tiến công đã bộc lộ ra, phá hủy căn cứ tác chiến của địch v.v...
(6) Rút lui chiến lược
Bất kỳ một công ty nào cũng không có khả năng vượt qua đối thủ trên tất cả các mặt. Lúc này, phải
dùng đến hành động tác chiến mang tính phòng ngự đó là rút lui chiến lược từ trong tình thế nguy cấp,
cố gắng giảm bớt tổn thất về người và của cải, từ đó khôi phục lại sức sống, lấy lại tinh thần binh lính.
Thí dụ giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ giao hàng, phương thức tín dụng và khả năng phục vụ