Abraham lại khẩn thiết nài van: “Nếu chỉ có 40 người thì sao?”
Thiên Chúa lại tiếp tục nhượng bộ. Abraham lại tiếp tục van nài. Cuối cùng, vị tổ
phụ đưa ra một câu hỏi đầy hóc búa: “Hủy diệt toàn bộ kinh thành có cả người tội
lỗi và người chính trực, phải chăng là điều hợp với chính nghĩa?”
Thiên Chúa đương nhiên không muốn mang tiếng làm việc không hợp chính
nghĩa. Cuối cùng Ngài ưng thuận: “Nếu trong thành có 10 người chính trực, ta sẽ
không hủy diệt thành ấy”.
Abraham nhận thấy nỗ lực của mình đã tới giới hạn cuối cùng. Tuy vấn đề chỉ
được giải quyết trên mặt số lượng chứ chưa thể giải quyết trên mặt chất lượng,
nhưng ông cũng chỉ có thể làm được đến đó mà thôi.
Điều khiến mọi người cảm thấy đáng tiếc là, cuối cùng
Abraham vẫn không thể tìm được 10 người chính trực trong hai thành phố lớn ấy.
Vị tổ phụ chăn dắt dân tộc Do Thái đành phải đau khổ nhìn nỗ lực và hi vọng của
mình hóa thành bọt biển.
Thiên Chúa đã kiên quyết thi hành nguyên tắc đã ký kết trong giao ước, giáng lửa
và diêm sinh từ trời xuống tiêu diệt hai thành phố ngập tràn tội lỗi.
Trong những cuộc đàm phán, bất kể đối phương có uy quyền, hùng mạnh đến
mức nào, tác phong “cạnh tranh theo lý” vẫn được người Do Thái giữ vững. Họ
luôn làm theo lý để bảo vệ lợi ích của mình.
Theo lý hành động, quyết không khoan nhượng, đó là một trong những biểu hiện
cho trí tuệ của người Do Thái trong hoạt động đàm phán.
Chứ trọng chi tiết và hình thức
Giáo lý Do Thái giáo răn dạy các tín đồ của mình như sau: sự đãi ngộ mà một người
nhận được nơi quê hương mình là do phong độ quyết định, tại một thành phố
khác thì do trang phục quyết định.
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn