Cuối cùng thì với bản tính liều lĩnh của mình, Carnegie đã
quyết tâm làm một việc mà ông hiểu là có thể sẽ khiến ông bị sa
thải vì luật lệ của công ty rất nghiêm ngặt. Hiểu rằng mỗi phút
chậm trễ đều khiến đoàn tàu thiệt hại nhiều hơn, ông liền đánh
một bức điện chỉ dẫn gửi cho người điều khiển tàu và giả chữ ký ông
chủ của mình bên dưới.
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, vị Giám sát viên ngồi vào bàn
làm việc của mình và nhìn thấy đơn xin từ chức của Carnegie với lời
giải thích về những gì mà ông đã làm. Một ngày trôi qua và chẳng có
điều gì xảy ra cả. Ngày hôm sau, lá đơn xin từ chức của Carnegie
được gửi trả lại cho ông cùng với những dòng chữ viết bằng mực đỏ
trên mặt lá thư: ĐƠN TỪ CHỨC KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN.
Vài ngày sau đó, cấp trên cho gọi Carnegie vào phòng mình và
nói: "Này anh bạn trẻ, có hai kiểu người không bao giờ tiến lên phía
trước hoặc không dám làm bất cứ việc gì. Một là kiểu người sẽ không
làm theo những gì anh ta được căn dặn, và một là kiểu người sẽ không
làm thêm bất cứ điều gì khác ngoài việc người khác dặn anh ta
làm". Trong trường hợp này, vị cấp trên thấy được rằng quyết
định của Carnegie còn đáng giá hơn nhiều so với những quy định
đề ra của Công ty Đường Sắt.
Vài năm trước đây, một người tên là George Stefek ở Chicago vừa
mới hồi phục tại một bệnh viện dành cho cựu chiến binh. Khi nằm
điều trị ở bệnh viện đó, anh đã nảy ra một ý tưởng, một ý tưởng hết
sức đơn giản mà ai cũng đã biết. Nhưng điều quan trọng là Stefek
đã thực hiện ý tưởng đó ngay khi ra viện. Và nhờ thế, anh đã có được
phần thưởng xứng đáng.
Việc Stefek đã làm là tìm ra cách tận dụng khoảng trống trên
mảnh bìa đánh dấu những chiếc áo mà người ta thường dùng để
làm cứng áo sơ mi sau khi giặt ủi. Stefek đã rao bán quảng cáo trên