Điều này có thể thấy rõ hơn ở chỉ số thể hiện mức độ lan
tỏa của những ngành này trong nền kinh tế đều lớn hơn
mức trung bình toàn nền kinh tế.
Dựa trên số liệu từ
http://stat.wto.org/TariffProfile/WSDBtariffPFExport.aspx?
Language=E&Country=VN truy cập ngày 02/03/2011.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của Peter
Naray và cộng sự (2009) [5] thì việc áp dụng thuế suất
cao hơn trong khung cam kết được phép hoặc áp dụng
các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên cơ sở điều kiện
khó khăn về cán cân thanh toán sẽ đi kèm với các ảnh
hưởng tiêu cực lâu dài cho Việt Nam. Tác động của các
lựa chọn chính sách này bao gồm (i) ảnh hưởng tới kết
quả xuất khẩu vì xuất khẩu phụ thuộc khá chặt chẽ vào
nhập khẩu; (ii) làm tăng cán cân thương mại nếu hệ số
co giãn của nhập khẩu nhỏ hơn 1; (iii) ảnh hưởng đến lợi
ích của người tiêu dùng vì chi phí tiêu dùng tăng lên;
(iv) làm môi trường kinh doanh ở Việt Nam bị giảm khả
năng đoán định do thay đổi chính sách, và có thể ảnh
hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; (v) giảm niềm
tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam nếu việc áp
dụng các biện pháp bảo hộ bị các nhà đầu tư coi là tín
hiệu của khủng hoảng. Ngoài ra, sử dụng phụ thu nhập
khẩu cũng có tác dụng giống như phá giá đồng tiền
trong cắt giảm nhập khẩu, nhưng biện pháp này sẽ