gia mà ông gọi là “Nhóm không tích lũy” (Under Accumulators of Weath –
UAW).
Ngược lại, những người thật sự có tiền triệu trong tay (tổng tài sản hơn 1
triệu đô) biết cách tiết kiệm và sống dưới mức chuẩn của họ rất nhiều.
Khoảng 80% triệu phú sinh ra trong gia đình nghèo hoặc bình thường. Họ
mặc những bộ vest giá phải chăng, không bao giờ mang đồng hồ đắt hơn 500
đô. Phần lớn đi xe cũ hoặc không bao giờ mua xe đắt tiền. Họ thường đầu tư
ít nhất 20% tài sản vào cổ phiếu hoặc công ty riêng. Đây là những người
được Stanley xếp vào “Nhóm tích lũy” (Prodigious Accumulators of Weath
– PAW).
Thật ra, phát hiện của Stanley chỉ là một minh chứng hùng hồn cho
những gì mà nhiều người trong chúng ta đã biết. Từ thế kỷ 19, trong quyển
“Hội chợ phù hoa”, William Thackerey, nhà văn nổi tiếng người Anh đã
khắc họa sinh động và chân thật chân dung tầng lớp thượng lưu và quyền lực
trong xã hội. Đó là những người có cuộc sống hào nhoáng mà ai cũng mơ
ước, nhưng từ đầu đến chân họ đều là của đi vay mượn. Họ quỵt tiền nhà,
tiền công thợ may thậm chí công sức của những người thuộc tầng lớp dưới
như anh đánh xe, bác bán thịt. Điển hình là lối sống tốt mã rẻ cùi của cặp vợ
chồng Becky và Rawdon Crawley.
Khi còn rất trẻ, tôi cũng có những suy nghĩ không đúng về cuộc sống của
những người giàu có. Ngày ấy, tôi vừa thán phục vừa ganh tị với những
người lái xe Porsche đời mới nhất, ẩn mình trong tòa biệt thự và hưởng thụ
những gì xa hoa lộng lẫy nhất. Nhưng người cha triệu phú của tôi (không
bao giờ mua xe mới cho tới khi ông 50 tuổi) thường bảo tôi rằng những
người ấy thật ra là những kẻ “sống mượn” và ngân hàng mới là chủ sở hữu
nhà và xe của họ. Mãi sau này tôi mới hiểu được ý nghĩa những lời ông nói.
Thế nào là sự giàu có đúng nghĩa