Trước khi có thể trở nên giàu có, bạn cần hiểu rõ như thế nào thì được
gọi là giàu có. Một lần nữa, nhiều người cho rằng mức độ giàu có của một
người được đo bằng mức lương anh ta kiếm được, quần áo anh ta mặc trên
người, ngôi nhà anh ta đang ở và cách anh ta xài tiền. Tiếc thay tất cả những
điều này đều không đúng.
Mức độ giàu có của một người thật ra được định nghĩa bằng khoảng thời
gian mà họ duy trì được cuộc sống hiện tại nếu họ ngừng làm việc. Bạn càng
tồn tại lâu mà không cần làm gì, bạn càng giàu. Bởi vậy, mức độ giàu có của
bạn được quy định dựa trên ba tiêu chí: (1) Mức chi tiêu hiện tại, (2) Tài sản
thanh khoản và (3) Thu nhập thụ động.
Tài sản thanh khoản là tổng số tiền mặt hoặc tương đương với tiền mặt
(như cổ phiếu, trái phiếu và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) dùng để trả cho
chi phí hàng tháng. Thu nhập thụ động là thu nhập mà bạn sẽ tiếp tục nhận
được kể cả khi bạn thôi không còn làm việc, bao gồm: lãi suất, cổ tức, tiền
bản quyền và lợi nhuận từ việc kinh doanh.
Ví dụ, Steve là Giám đốc của một công ty đa quốc gia và kiếm được 20
ngàn đô một tháng. Anh tiêu xài rất bạo nên chi phí cho cá nhân và gia đình
một tháng đã cứa đứt 18 ngàn. Nhiều năm trôi qua, Steve không tiết kiệm
được bao nhiêu vì số tiền dư ra anh dùng để nâng cấp nhà và xe. Tài sản
thanh khoản của anh dưới 18 ngàn đô. Ngoài công việc chính, anh không có
nguồn thu nhập nào khác. Vậy mức độ giàu có của Steve là bao nhiêu? Nếu
ngừng làm việc hôm nay, 18 ngàn đô sẽ chỉ đủ cho anh sống trong một
tháng. Vậy anh chỉ giàu bằng một tháng lương. Bạn thấy đó, mức độ giàu có
không được định nghĩa bằng số tiền mà bằng thời gian.
Trong khi ấy, Susan, Giám đốc tiếp thị của một cửa hàng bán lẻ chỉ lãnh
được 5 ngàn đô một tháng, nhưng cô lại giàu có hơn Steve. Tại sao vậy?
Trong vòng 20 năm qua, lúc nào Susan cũng tiết kiệm 20% lương của mình
rồi đầu tư vào cổ phiếu và quỹ đầu tư, việc này mang lại cho cô lợi nhuận