phát hiện ra nhiều người bình thường xung quanh tôi (có người là bạn tôi)
kiếm được rất nhiều tiền, thì tôi hiểu việc kinh doanh trên mạng không phải
là trào lưu nhất thời, mà là phương tiện hữu hiệu cho bất cứ ai có đủ đam
mê, nhiệt huyết và quyết tâm làm giàu. Vậy thì, trước khi chúng ta học cách
biến ý tưởng thành lợi nhuận, hãy để tôi xua tan những hiểu lầm của người
đời về việc kinh doanh trên mạng.
Hiểu lầm 1: Kiếm tiền trên mạng chỉ là cơn sốt hoang đường
Trong những năm cuối thập kỷ 90, người ta tin rằng Internet sẽ thay thế
tất cả các phương tiện truyền thống như tivi, đài và báo chí, thế là bàn dân
thiên hạ ào ào mở kinh doanh trên mạng (đó chính là thời đại dotcom).
Những nhà đầu tư hám lời, nhắm mắt quăng cả triệu đô vào bất cứ công ty
nào có đuôi “.com”. Nhiều công ty trong số này chỉ là đồ “dỏm”, với mô
hình kinh doanh nghèo nàn, sản phẩm kém chất lượng và mặc dù không thể
kiếm ra một đồng lời, nó vẫn có giá hàng trăm triệu đô chỉ vì “cơn sốt chấm
cơm” này.
Lẽ dĩ nhiên, sau một thời gian cơn sốt qua đi, nhiều nhà đầu tư nhận ra
rằng mình đã đổ tiền xuống sông xuống biển, thị trường chứng khoán công
nghệ sụp đổ làm tất cả “mất trắng”. Từ đó, nhiều người tin rằng việc kinh
doanh trên mạng chỉ là trò lừa đảo.
Điều mà phần lớn mọi người không nhận ra là trong khi có những công
ty “dotcom” làm trò ma, vẫn có những công ty thật sự vững mạnh với sản
phẩm và dịch vụ tốt, mô hình kinh doanh hoàn hảo đã và đang kiếm được từ
hàng ngàn tới hàng triệu đô lợi nhuận. Một số công ty như Ebay (lợi nhuận
778 triệu đô), Google (lợi nhuận 100 triệu đô), Amazon (lợi nhuận 558 triệu
đô) với hàng trăm nhân viên, trong khi một số khác chỉ có một người làm
chủ như Bert Ingley (lợi nhuận hơn 137 ngàn đô) và Aaron Ang (lợi nhuận
hơn 60 ngàn đô). Còn vô số ví dụ về những người kiếm được hàng trăm
ngàn đô một năm nhờ kinh doanh trên mạng.