Thử hỏi trên đời có ai dại đến mức bán một vật trị giá 50 đồng để lấy 10
đồng không? Vậy mà chuyện này lại xảy ra như cơm bữa trên thị trường
chứng khoán đấy! Có vô số nhà đầu tư bán cổ phiếu giá trị thực 80 đồng chỉ
để lấy một nửa! Không có kiến thức tài chính, họ đâu biết giá trị thực của cổ
phiếu là bao nhiêu và thường bán tống bán tháo vì sợ hãi mỗi khi có tin xấu!
Trong khi ấy, không ít người bỏ 10 đồng ra mua một cổ phiếu đáng giá 2
đồng cũng vì không biết nó có giá trị bao nhiêu và chỉ làm theo tâm lý đám
đông. Điều này cũng tương tự như việc bỏ 5 tỉ ra mua căn hộ chỉ đáng một tỉ
rưỡi. Đây chính là yếu tố dẫn đến cơn khủng hoảng dotcom bùng nổ năm
2000, khi thiên hạ hò nhau mua cổ phiếu của những công ty vô giá trị (làm
ăn thua lỗ) với giá 100 đô. Khi người ta bắt đầu nhận ra những cổ phiếu này
không đáng một xu thì tâm lý hoang mang lan tràn khắp nơi, toàn bộ thị
trường sụp đổ và hàng triệu người mất trắng.
Đây cũng chính là khe hở cơ hội cho bạn, nếu bạn được trang bị đầy đủ
những kỹ năng tài chính và hiểu biết về công ty, để đánh giá đúng giá trị
thực của cổ phiếu. Trong lúc cả làng đều mất, bạn vẫn có thể thắng lớn!
Thay vì chơi cổ phiếu theo phong trào hoặc dưới sự xui khiến của lòng tham,
bạn sẽ học cách chơi như những người có kiến thức.
Trở lại việc đánh giá cổ phiếu, bạn sẽ không thể nói ngay cổ phiếu giá 52
đồng là đắt hay rẻ so với cổ phiếu giá 0,9 đồng cho tới khi biết được giá trị
thực của nó. Giá trị của một công ty được xác định dựa trên tiêu chí công ty
đó kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mỗi năm và số lợi nhuận đó có khả năng
tăng trưởng như thế nào trong tương lai. Bạn sẽ học cách xác định điều này
trong phần sau của quyển sách. Còn bây giờ ta hãy điểm qua vài ví dụ thực
tế.
Năm ngoái, công ty Nike (NKE) báo cáo lợi nhuận 1.824 triệu đô, với tốc
độ tăng trưởng dự báo là 11,5%. Dựa vào đó, người ta tính ra giá trị thực của
một cổ phiếu NKE vào tháng 12/2008 là khoảng 72 đô. Tuy nhiên, vào ngày
24/12/2008, cổ phiếu NKE được bán với giá 49 đô. Trong trường hợp này,