khác của ngành công nghiệp với máy thu hình, đầu video, DVD,
đầu âm thanh hi-fi và các trò chơi giải trí hấp dẫn (Sony
Playstation).
Tuy nhiên, để được tiếng là một nhà sáng tạo đột phá cũng có cái
giá của nó, Sony đã phải một lần gánh lấy thất bại ê chề vì sự yểu
mệnh của Betamax - một loại đầu video mà họ đã tốn biết bao
công sức để chế tạo ra. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về thất bại này
của Sony trong cuốn Brand Failures - Sự thật về 100 thất bại
thương hiệu lớn nhất mọi thời đại (do First News thực hiện và phát
hành năm 2004).
Dù sao thì Sony cũng đủ khôn ngoan để nhận ra rằng thiết bị chỉ
mới là một vế trong nhận thức của người tiêu dùng. Trong cuốn
Cool Brand Leaders (do Knobil ấn hành năm 2003), Sony đã được
lựa chọn để minh chứng cho khả năng nhìn thấy được một viễn cảnh
rộng lớn hơn: "Khả năng phân định cũng như đáp ứng với những xu
hướng trong ngành nghề và người tiêu dùng đã giúp cho Sony
đứng vững qua nhiều năm tháng. Không lạ lùng gì khi Sony được
đánh giá là công ty sản xuất thiết bị điện tử đầu tiên trên thế
giới nhận ra tầm quan trọng của "cộng lực" - sự hỗ tương giữa
thiết bị và nội dung".
Năm 1988, Sony mua lại hãng ghi âm danh tiếng CBS của Mỹ và
một năm sau đó là hãng phim mà không ai không biết đến,
Columbia Pictures. Sony Music Entertainment ngày nay là một trong
những tay chơi lớn nhất của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu
và Sony Pictures Entertainment cũng không thua kém với những
xuất phẩm danh tiếng, ví như loạt phim "Những thiên thần của
Charlie".
Không còn nghi ngờ gì nữa, Sony rõ ràng hiện là một trong những
thương hiệu mạnh mẽ nhất trên thế giới. Một phần của sức mạnh