suất thất bại được cảnh báo từ việc khảo sát thị trường", Morita
cho biết, "Công chúng không thể biết được về những gì có thể.
Nhưng chúng tôi thì biết".
● Tính đột phá. Sony là một thương hiệu đột phá và trong tương
lai họ cũng vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy với sự tập trung vào "tính liên
kết" - sự hội ngộ của vi tính hóa và giải trí trong nhà.
● Niềm tin vào cảm giác lan truyền. Khi Walkman lần đầu
tiên xuất hiện ở Nhật, công nhân viên của Sony đổ ra các đường
phố ở Tokyo với một máy Walkman trên tay và cặp tai nghe trên
đầu, tạo thành một làn sóng truyền miệng đầy hiệu lực. Khi phát
hành MiniDisc ở Anh, những tấm cạc quảng cáo sản phẩm này được
tung ra khắp các quán bar và câu lạc bộ theo thời ở đó.
● Niềm tin vào con người. Con người là một nhân tố quan trọng
đối với Sony. Các quảng cáo của họ không bao quên đi yếu tố nhân
bản, và yếu tố này đã được thể hiện rõ ràng trong câu chủ đề
quảng cáo mới đây: "Sản phẩm của mọi người". Họ luôn nỗ lực tìm ra
những phương cách để làm cho công nghệ của mình được tiếp cận dễ
dàng và trở nên thân thiện hơn với công chúng. Niềm tin này cũng
được mở rộng đến với những nhân viên của họ, phương châm
"Không bao giờ đạp đổ chén cơm của người khác" của Morita được thể
hiện ở mọi nơi trong công ty. Ông lúc nào cũng quan niệm rằng: thà
mất đi lợi nhuận còn hơn là phải sa thải nhân viên của mình trong
những thời kỳ khó khăn nhất.
Hồ sơ chi tiết
Trang web: www.sony.net
Thành lập: Năm 1946
Xuất xứ: Nhật