giới
Những người đứng đầu danh sách thành công trên thế giới đều có
cùng một điểm chung. Họ mơ đạt được những điều mà người khác cho
là điên rồ và không tưởng. Một trong những người dám nghĩ lớn như
vậy chính là vị thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Quang Diệu.
Khi ông Lý trở thành thủ tướng Singapore vào năm 1959, Singapore
là một nước thuộc địa nghèo nàn lạc hậu nằm ngoài Vương quốc Anh.
Đó là một hòn đảo nhỏ có diện tích 710 km
2
(bằng 0,16% diện tích bang
Capfornia), không hề có bất kỳ khoáng sản tự nhiên nào như dầu, thiếc,
vàng hay aluminum. Trong thực tế, Singapore thậm chí còn không cung
cấp đủ nước ngọt cho nhu cầu của người dân trên đảo nữa.
Nguồn lực duy nhất mà Singapore có được là con người với số dân
chưa đến một triệu người. Vào thời điểm đó, dân số Singapore bao gồm
những người nhập cư ít học đến từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Mã
Lai. Trong số đó có nhiều người là thành phần bất hảo thuộc các tổ chức
phạm tội, nổi loạn, nghiện ma túy v.v… Khi Singapore giành được độc
lập vào năm 1965, mọi người đều dự đoán rằng một đất nước nhỏ xíu
như vậy, không tài nguyên, không quân đội, không nguồn nước ngọt,
trình độ dân trí thấp sẽ chẳng tồn tại được lâu.
Hãy hình dung nếu ông Lý Quang Diệu là một người có óc “thực tế”
và nghĩ nhỏ, chắc hẳn ông đã hài lòng với việc đất nước do mình lãnh
đạo trở thành một nước thuộc thế giới thứ ba. Nếu ông có cách nghĩ như
vậy, tôi dám chắc rằng mình không thể ngồi trong một ngôi nhà đẹp
trước chiếc máy vi tính hiệu Apple để viết quyển sách này.
Thay vì thế, ông Lý có một tầm nhìn cao rộng về việc chuyển hóa
Singapore thành một quốc gia phát triển thịnh vượng. Ông đề ra những
mục tiêu vĩ đại: đó là Singapore sẽ phát triển một hệ thống giao thông,
giáo dục, quân đội và kinh tế tầm cỡ quốc tế. Vào thời ấy, những điều
này thật quá hoang đường, nghe cứ như một kẻ thất học khố rách áo ôm
125