một người mà họ cứ liên tục ngắt lời bạn chưa? Hoặc họ không quan
tâm đến những điều bạn nói, chẳng hạn như họ liên tục bấm điện thoại
di động hoặc nhìn đi chỗ khác trong khi bạn đang nói và nhìn họ? Tôi
chắc rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu và tức giận với những người như vậy,
đúng không?
Bạn đã từng gặp những người nói luôn miệng và không cho bạn cơ
hội nói một lời nào chưa? Cá nhân tôi không thích những người này.
Mặc dù việc chia sẻ ý kiến và nói ra những suy nghĩ và cảm nhận của
mình là rất tuyệt, nhưng quan trọng hơn, bạn cần cho người khác cơ hội
để nói và thật sự thể hiện sự quan tâm đến họ.
Khi chúng ta lắng nghe một cách chăm chú, chúng ta chứng tỏ với
bạn bè rằng chúng ta coi trọng những suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Đây là một số mẹo lắng nghe hiệu quả:
• Đặt những câu hỏi đúng
Con người vốn thích nói về mình! Điều đó khiến họ cảm thấy
quan trọng. Vì thế, hãy đặt ra những câu hỏi cho phép họ nói
về bản thân họ và bày tỏ suy nghĩ của họ. Việc này cũng tạo
điều kiện cho bạn hiểu rõ hơn về người đó. Hãy hỏi những câu
như, “Sở thích của bạn là gì?”, “Bạn nghĩ gì về thầy giáo
mới?”, “Bạn thích nghe loại nhạc nào?”….
• Nhìn vào mắt họ
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Một kỹ năng
quan trọng là nhìn vào mắt người đối diện khi họ nói. Điều đó
báo cho họ biết bạn đang lắng nghe họ.
• Đáp lại bằng cách gật đầu và dùng những từ tán
đồng
Một người biết lắng nghe thường gật đầu và dùng những từ
như: “thế à”, “tuyệt thật”, “ừm…”, “tôi hiểu”, “được đó” v..v..
khi đang lắng nghe.
Chiêu thức 3: Tìm điểm tương đồng
Người ta luôn thích chơi với những người
giống mình. Tôi chắc bạn sẽ cảm thấy thoải mái
khi ở bên cạnh những người có cùng sở thích
nghe nhạc, đọc sách, chơi game, xem phim, chơi
thể thao… với bạn.
Khi tôi muốn kết bạn với một ai đó, tôi sẽ cố
gắng tìm hiểu sở thích của họ là gì và giữa chúng
tôi có điểm gì chung với nhau không. Ví dụ, nếu
157